Thẩm quyền xử phạt của công an xã trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Thẩm quyền xử phạt của công an xã trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi được hỏi vấn đề của gia đình tôi: em trai tôi điều khiển xe mô tô CD 90 đời 1995 mang tên bố tôi. Trên đường đi đường liên xã thì bị công an xã Ea Kpam, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk chặn kiểm tra. Lúc đó em tôi mới mất bằng lái xe nên xuất trình hồ sơ bằng lái gốc. Bảo hiểm xe thì hết hạn. Công an viên xã Ea Kpam tên Thành và Sóc phạt 2 triệu vì lỗi trên. Xin biên lai thì bảo sáng mai lên CA lấy (lúc đó thứ 7 18 giờ ngày 16/4/2016). Sáng chủ nhật như đã hẹn em tôi và bố mẹ tôi lên trụ sở xã để xin biên lai. 2 vị công an viên trên tức giận trả 2 triệu đã thu. Và nhốt xe lại. Còn nói những câu khó nghe. Bảo x này nằm mơ mới lấy được. Bố mẹ tôi đồng ý chịu phạt nhưng phải có biên bản xử phạt để lên kho bạc nộp. Công an tức giận bảo nộp ở đây. Bây giờ xe vẫn chưa lấy về được. Xin hỏi luật sư. Việc này gia đình tôi sai hay có gì đó không ổn. Đâu phải 1 mình gia đình tôi đâu. Mọi người bị chặn đều 2 triệu như vậy thì 1 năm Công an xã Ea kpam ăn chặn của dân đen biết bao nhiêu tiền.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 27/2010/NĐ-CP;
– Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực. Giấy phép lái xe là những giấy tờ mà người điều khiển xe gắn máy bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông. Nếu vi phạm thì người điều khiển xe gắn máy sẽ bị xử phạt theo quy định tại
" Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe."
Như vậy, trường hợp của em bạn, sẽ bị xử phạt như sau:
– Không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thi bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
– Không mang theo giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
Vậy, tổng hợp em bạn phải nộp 160.000 đồng đến 240.000 đồng và nộp tiền tại kho bạc nhà nước theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Việc công an xã Ea Kpam yêu cầu em của bạn nộp phạt 2 triệu đồng và nộp tiền ngay tại trụ sở công an xã là hoàn toàn trái pháp luật. Pháp luật cũng quy định cụ thể thẩm quyền của cong an xã phường trong việc xử lý vi phạm giao thông trên đường bộ.
Theo quy định tại
Điều 2 khoản 8 quy định cơ chế phối hợp của công an xã, phường trong việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
“Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.”
Và khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định như sau:
“2, Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.”
Trường hợp công an xã phường hoạt động độc lập không có cảnh sát giao thông đi kèm thì việc huy động lực lượng cảnh sát khác, công an xã phải có quyết định huy động lực lượng, chuyên đề thực hiện khi có các trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng. Trong đó phải nêu rõ mục đích, thời gian, địa điểm rõ ràng khi thực hiện quyết định huy động này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp công an xã phường hoạt động độc lập không có cảnh sát giao thông đi kèm thì việc huy động lực lượng cảnh sát khác, công an xã phải có quyết định huy động lực lượng, chuyên đề thực hiện khi có các trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng. Trong đó phải nêu rõ mục đích, thời gian, địa điểm rõ ràng khi thực hiện quyết định huy động này.