Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời; tất cả các đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu như vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh. Vậy thẩm quyền xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như thế nào?
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm được quy định tại Điều 11 Quy định 22-QĐ/TW 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, cụ thể như sau:
1.1. Thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp:
– Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả là cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) có vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, sinh hoạt đảng, thực hiện các nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao):
+ Sau khi chi bộ quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với cấp ủy viên các cấp, cán bộ mà thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, phải báo cáo lên các cấp ủy mà đảng viên đó chính là thành viên và cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy quản lý cán bộ.
+ Việc cách chức, khai trừ cấp ủy viên của chi bộ cơ sở do chi bộ cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấp ủy huyện, quận hoặc là tương đương quyết định.
+ Đối với cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ (từ cấp ủy viên đảng ủy cơ sở trở lên) và các cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, nếu có vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao mà phải áp dụng hình thức kỷ luật thì chi bộ sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Đảng ủy bộ phận có trách nhiệm thẩm tra việc đề nghị về việc thi hành kỷ luật của chi bộ để đề nghị ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
– Ban thường vụ đảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả là đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý).
– Đảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp ủy viên cấp dưới (kể cả là bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ hoặc đảng ủy bộ phận trực thuộc nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp hoặc là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý). Đối với cấp ủy viên cấp trên trực tiếp trở lên và các cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý sinh hoạt tại đảng bộ, nếu có vi phạm đến mức phải kỷ luật thì đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định:
+ Trường hợp tất cả cấp ủy viên của chi bộ và của đảng bộ cơ sở đều bị thi hành kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì sẽ báo cáo để tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên quyết định.
+ Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền khai trừ đảng viên, nhưng sẽ không phải là cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.
– Ban thường vụ tỉnh, thành, huyện, quận ủy và tương đương quyết định những hình thức kỷ luật đảng viên (kể cả là bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp và cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng sẽ không phải là cấp ủy viên cùng cấp); quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cùng cấp, các đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; các cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp cách chức, khai trừ thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Cấp ủy tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định những hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên mà thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện các nhiệm vụ đảng viên và vi phạm nhiệm vụ do cấp ủy giao. Sau khi cấp ủy biểu quyết đủ đa số phiếu theo đúng quy định thì quyết định kỷ luật.
– Ban Bí thư, Bộ Chính trị quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả là đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý; khiển trách, cảnh cáo đối với Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị) có vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ của đảng viên. Trường hợp cách chức, khai trừ thì khi đó Ban Bí thư, Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
– Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng; quyết định những hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.
1.2. Thẩm quyền của ủy ban kiểm tra các cấp:
– Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở quyết định hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả là cấp ủy viên chi bộ, cấp ủy viên đảng ủy bộ phận, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng sẽ không phải là cấp ủy viên cùng cấp).
– Ủy ban kiểm tra huyện ủy, quận ủy và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên (kể cả là bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc là cán bộ thuộc diện đảng ủy cơ sở quản lý nhưng không phải là đảng ủy viên đảng ủy cơ sở hay các cán bộ do cấp ủy huyện, quận và cấp tương đương cùng cấp quản lý). Quyết định về việc khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cơ sở và cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng sẽ không phải là cấp ủy viên cùng cấp.
– Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương quyết định về việc khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên huyện, quận và tương đương (kể cả là bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ cấp ủy), đảng viên là các cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp. Quyết định những hình thức kỷ luật đối với đảng viên, kể cả bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên cơ sở trở xuống nhưng sẽ không phải là cấp ủy viên cấp huyện, quận và tương đương hoặc là cán bộ do cấp ủy tỉnh, thành và đảng ủy trực thuộc Trung ương quản lý.
– Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định về việc khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương (kể cả là bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ), đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nhưng sẽ không phải là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Quyết định những hình thức kỷ luật đối với các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Đảng.
2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm:
Khi xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời; tất cả các đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu như vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh.
– Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu như làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn.
– Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, nếu như phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì sẽ do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay thực hiện xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
– Việc thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, ảnh hưởng, các nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, quyết định sao cho phù hợp và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Nếu hết thời hiệu thì không xem xét, xử lý kỷ luật.
– Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại (chỉ trừ trường hợp có quy định khác). Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc là chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với những tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự cho đồng bộ, kịp thời.
– Đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc là cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu có phát hiện có vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền để thi hành kỷ luật của các tổ chức đảng được thực hiện như đang đương chức; nếu như có vi phạm khi đã nghỉ hưu thì do tổ chức đảng quản lý đảng viên đó xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
– Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai hoặc là đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Trong trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời tổ chức đảng xem xét, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp là có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Tổ chức đảng quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc là hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm; nếu như vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.
– Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, sẽ không áp dụng biện pháp xoá tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.
– Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc là cảnh cáo, khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu như vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên.
– Khi kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với các đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng.
– Đảng viên bị kỷ luật oan, sai phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi. Việc xin lỗi và phục hồi về quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quy định 22-QĐ/TW 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng.
THAM KHẢO THÊM: