Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là thẩm quyền của tòa án trong việc thụ lý vụ án giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là thẩm quyền của tòa án trong việc thụ lý vụ án giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.Về nguyên tắc, tòa án có thẩm quyền giải quyết những vụ việc phát sinh từ quan hệ lao động do pháp
Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 31 BLTTDS, “Tòa án giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lí nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:
i) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trường hợp bị đơn phương chấm dứt
ii) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
iii) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
iv) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
v) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Ngoài ra, thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn được quy định tại các Điều 200, Điều 201 BLLĐ 2012.
Theo các quy định nêu trên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động trong trường hợp Hội đồng hòa lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lí nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, với một số tranh chấp lao động cá nhân, Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết ngay mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở. Đó là các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng; về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; tranh chấp về bảo hiểm xã hội; tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
BLTTDS đã quy định các loại tranh chấp cá nhân nêu trên không bắt buộc phải thông qua hòa giải tại cơ sở, điều này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Theo quy định tại khoản 1 Điều 203, Điều 204 và Điều 205 BLLĐ 2012, Tòa án không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tập thể về lợi ích, mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
Tại khoản 2 Điều 31 BLTTDS cũng quy định:
“Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết.”
Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động trong 02 trường hợp, đó là:
i) Các tranh chấp đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể người lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
ii) Các tranh chấp lao động tập thể mà khi đã quá thời hạn giải quyết nhưng Chủ tịch Ủy ban nhan dân cấp huyện không giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, có thể thấy các tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền theo vụ việc của Tòa án phần lớn phải giải quyết theo thủ tục “tiền tố tụng” nhưng không có kết quả thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của BLTTDS. Những quy định này phù hợp với bản chất và mục đích của việc giải quyết tranh chấp lao động đồng thời giảm gánh nặng cho Tòa án. Ngoài ra, có thể thấy những quy định của BLTTDS đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các tranh chấp lao động được nhanh chóng, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, BLTTDS cũng đã có nhiều sửa đổi, bổ sung hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn và những thay đổi của BLLĐ