Thẩm quyền thanh tra bảo hiểm xã hội năm 2017. Thanh tra bảo hiểm xã hội.
Thẩm quyền thanh tra bảo hiểm xã hội năm 2017. Thanh tra bảo hiểm xã hội.
Tóm tắt câu hỏi:
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định Cơ quan bảo hiểm xã hội được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và cũng theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Luật bảo hiểm xã hội 2014 lại nêu "Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại,…". Như vậy Thanh tra sở lao động thương binh – xã hội có được thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không? Nếu được thì sẽ trùng lắp hay là sao? Tôi chưa rõ chỗ này xin Luật sư vui lòng tư vấn, trân trọng kính chào!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Điều 13 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra bảo hiểm xã hội như sau:
"1. Thanh tra lao động – thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội:
"1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội.
2. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.
7. Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động.
8. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
9. Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội.
10. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
11. Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.”
>>> Luật sư tư vấn về thanh tra bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định trên, thanh tra lao động – thương binh và xã hội có thẩm quyền thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật thanh tra; Khoản 6 Điều 10 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Bộ trưởng Bộ lao động thương binh – xã hội có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định thì thanh tra của Sở Lao động- Thương binh và xã hội có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm, trong đó có nội dung liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Có thể thấy thẩm quyền của thanh tra Sở Lao động Thương Binh xã hội không trùng với thẩm quyền thanh tra của Bộ lao động thương binh xã hội; mỗi cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trong phạm vi khác nhau.