Tìm hiểu về rừng đặc dụng? Tìm hiểu về rừng phòng hộ? Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ?
Chúng ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, các hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang ngày càng phát triển và cũng khẳng định rất rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, việc quản lý hệ thống rừng đặc dụng và phòng hộ vẫn còn những bất cập cần khắc phục. Để làm được được điều đó thì việc quy định cụ thể về thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có ý nghĩa rất quan trọng. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về rừng đặc dụng:
Khái niệm rừng đặc dụng:
Rừng đặc dụng tiếng Anh là “Special-use forest” hoặc “SUF”.
Rừng được biết đến là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta hiểu rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để nhằm có thể bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia; rừng văn hóa xã hội; nghiên cứu thí nghiệm.
Vai trò rừng đặc dụng:
Như đã nói ở trên thì đất rừng đặc dụng có vai trò bảo tồn thiên nhiên hoang dã của quốc gia, lưu giữ những loài vật giống quý. Không chỉ động vật, thực vật cũng được bảo tồn, tránh trường hợp khai thác làm tuyệt chủng giống loài. Rừng đặc dụng cũng sẽ cần phải theo mẫu chuẩn của hệ sinh thái, đảm bảo đủ các yếu tố bắt buộc. Đất rừng đặc dụng còn giúp bảo vệ di tích lịch sử đất nước, duy trì các địa danh nổi tiếng.
Không những vậy, loại đất rừng đặc dụng này còn có ý nghĩa đó là phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Hiện nay, rừng đặc dụng đa số sẽ được triển khai thành khu du lịch cho các khách hàng có thể tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn. Việc phát triển đất rừng đặc dụng theo hướng này hiện đã đem đến nhiều nguồn lợi kinh tế cho người dân và đất nước ta.
2. Tìm hiểu về rừng phòng hộ:
Ta hiểu về rừng phòng hộ như sau:
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để nhằm mục đích có thể bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ môi trường bao gồm các loại rừng sau đây:
– Rừng phòng hộ đầu nguồn:
Rừng phòng hộ đầu nguồn là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các dòng sông, hồ…
– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay:
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay chủ yếu sẽ có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.
– Rừng phòng hộ chắn
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây ương ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để nhằm mục đích có thể ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để từ đó sẽ hình thành các vùng đất mới.
– Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường:
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường được hiểu chính là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Vai trò của rừng phòng hộ:
Rừng phòng hộ trên thực tế sẽ có rất nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một loại rừng khác nhau lại đóng vai trò nhất định và có ý nghĩa khác nhau. Như đã nói ở trên rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa. Nhờ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Thông thường, loại rừng phòng hộ đầu nguồn này được trồng ở vùng núi có độ dốc cao. Khác với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển sẽ có vai trò chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển. Ngoài ra, loại rừng rừng phòng hộ ven biển này còn có thể chắn sóng lấn biển, tình trạng sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển. Một số loại rừng phòng hộ khác thì sẽ có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Các loại rừng này thực chất chính là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch…
3. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ:
Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ được quy định cụ thể như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định trên.
– Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Như vậy, thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ sẽ được thực hiện theo đúng quy định cụ thể như trên. Việc quy định cụ thể về các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ đã góp phần quan trọng để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
Mỗi chúng ta đều biết và hiểu rằng, rừng chính là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của nhân loại, rừng cũng chính là lá phổi xanh của trái đất, rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người và không có rừng sẽ không có sự tồn tại của con người. Rừng trong giai đoạn hiện nay cũng được phân làm nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau, trong đó có rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Hai loại rừng này cũng khá quen thuộc và được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiên tiện thông tin đại chúng và dễ bắt gặp tròng đời sống.
Nhận thức được vai trò của rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, trong những năm trở lại đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ. Bên cạnh đó thì cùng với sự chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự cố gắng nỗ lực khắc phục khó khăn của các chủ rừng nên cho đến giai đoạn hiện nay công tác quản lý rừng nói chung, rừng phòng hộ, đặc dụng nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như đã nâng cao độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng, góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Tuy nhiên, ta nhận thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể đó là xu hướng suy thoái đa dạng sinh học do nạn phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi; bên cạnh đó là nền kinh tế phát triển, dân số tăng cao tạo áp lực về đất ở, đất sản xuất không tránh khỏi tình trạng xâm lấn đất rừng; Các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầu tư cho các ban quản lý rừng còn chưa đủ về cả chất và lượng; chính sách đầu tư bảo vệ rừng đối với hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ vẫn còn xuất hiện một số bất cập và nhiều các hạn chế khác.
Nhằm mục đích có thể quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ trong thời gian tới, đất nước ta sẽ cần thực hiện chủ trương xã hội hóa để thu hút, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng để phát triển kinh tế bền vững. Và, việc thu hút này cần theo đúng quy định của pháp luật, không làm tổn hại sinh thái rừng; bảo vệ môi trường sinh thái; không đánh đổi hiệu quả kinh tế với an ninh môi trường và thực hiện nghiêm việc kiểm soát chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
Cũng cần phải củng cố hệ thống rừng đặc dụng quốc gia hiện có theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học. Nhà nước ta cũng cần phải tập trung các dự án đầu tư phát triển, bảo vệ và phục hồi hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn ở khu vực miền núi và toàn bộ diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát ven biển.
Đối với các khu rừng đặc dụng, phòng hộ có tiềm năng, thì sẽ cần thúc đẩy nghiên cứu, thực hiện các giải pháp khai thác tiềm năng của rừng, phát triển lâm đặc sản, dược liệu dưới tán rừng; phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tạo các nguồn thu đầu tư trở lại bảo vệ rừng.
Một vấn đề rất quan trọng nữa đó là sẽ cần thực hiện việc quản lý, sử dụng môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ theo tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam và quốc tế.
Cùng với đó thì các địa phương sẽ cần ưu tiên bố trí nguồn nhân lực bảo vệ rừng chuyên trách cho các ban quản lý rừng để nhằm mục đích có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ. Nhà nước ta cũng sẽ cần ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, giám sát đa dạng sinh học đối với các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.