Thẩm quyền quyết định hoàn thuế? Phân loại hồ sơ hoàn thuế?
Trong đời sống kinh tế – xã hội, thuế luôn được biết đến như là một nghĩa vụ bất khả tránh của tổ chức, cá nhân với tư cách là người nộp thuế cho Nhà nước. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuế và điều này dẫn đến sự khó khăn, phức tạp trong việc nhận diện bản chất thực của thuế với tính chất là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước ở mọi quốc gia. Theo quy định của pháp luật không thể không nhắc đến chế định hoàn thuế.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế:
– Tại Điều 76 Luật quản lý thuế 2019 quy định về thẩm quyền quyết định hoàn thuế bao gồm những chủ thể sau:
+ Đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì thẩm quyền quyết định hoàn thuế là: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định.
+ Đối với trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quy định của Luật quản lý thuế 2019 thì thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế là: Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế nộp thừa quyết định việc hoàn thuế.
+ Đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế là: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế.
– Về bản chất, quyền được hoàn thuế là quyền dân sự hay cụ thể hơn là quyền tài sản, phái sinh từ quyền sở hữu tài sản của chủ tài sản. Quyền này thực chất là quyền đòi lại tài sản – với tư cách là chủ sở hữu, khi tài sản đó rời khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản ngoài ý chí của họ.
– Với tư cách là quyền tài sản, quyền được hoàn thuế không chỉ được pháp luật ghi nhận mà còn được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có các biện pháp pháp lí như: lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế và giải quyết yêu cầu hoàn thuế; khiếu nại và giải quyết khiếu nại về hoàn thuế; khởi kiện và giải quyết vụ tranh chấp về hoàn thuế… .
– Xét trên phương diện học thuật, quyền được hoàn thuế có thể nhận diện thông qua những đặc điểm sau đây:
+ Một là quyền được hoàn thuế có bản chất là quyền đòi lại tài sản, bởi lẽ số tiền thuế được hoàn là tài sản (phần thu nhập) vốn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân bị điều tiết thu nhập bởi Nhà nước bằng công cụ thuế. Trên nguyên tắc, quyền này luôn gắn liền với chủ tài sản là tổ chức, cá nhân bị điều tiết thu nhập bởi Nhà nước bằng công cụ thuế và chủ thể đó chính là tổ chức, cá nhân thực sự chịu thuế bằng thu nhập của chính họ, thông qua việc dùng thu nhập của mình để trả thuế cho Nhà nước một cách trực tiếp (đối với trường hợp loại thuế họ phải trả là thuế trực thu) và gián tiếp (đối với trường hợp loại thuế mà họ phải trả là thuế gián thu).
+ Nói cách khác, chủ thể có quyền được hoàn thuế phải là người chịu thuế (tổ chức, cá nhân đã trả thuế cho Nhà nước bằng thu nhập của chính họ). Đối với các loại thuế trực thu, do người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế nên có thể không sai khi nói rằng người được hoàn thuế trực thu là người nộp thuế.
+ Tuy nhiên, đối với các loại thuế gián thu, do người chịu thuế và người nộp thuế là hai chủ thể khác nhau nên về nguyên tắc, Nhà nước chỉ có thể hoàn thuế cho người chịu thuế (người mua hàng hoá, dịch vụ đã có thuế), chứ không thể hoàn thuế cho người nộp thuế (người bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế – vốn dĩ là chủ thể có vai trò “trung gian” trong quá trình nộp thuế), bởi lẽ, thực chất người nộp thuế gián thu không phải là chủ thể bị điều tiết thu nhập bởi Nhà nước.
+ Hai là quyền được hoàn thuế là quyền có giới hạn về thời hiệu. Sự giới hạn về thời hiệu của quyền được hoàn thuế thể hiện ở chỗ, chủ thể có quyền được hoàn thuế chỉ có thể yêu cầu Nhà nước hoàn thuế cho mình trong thời hạn tối đa là 10 năm kể từ ngày nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Quá thời hạn trên, quyền được hoàn thuế hết hiệu lực thực hiện và do đó Nhà nước được xác lập quyền sở hữu đối với số tiền thuế đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật.
– Về phương diện lý thuyết, thuật ngữ “hoàn thuế” được quan niệm và giải thích tuy có sự thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất ở các nước.
– Hiện nay, trong pháp luật thực định về thuế ở Việt Nam, nhà làm luật không đưa ra bất cứ định nghĩa chính thức nào về thuật ngữ “hoàn thuế” mà chỉ quy định các trường hợp được hoàn thuế nói chung theo Luật quản lí thuế, cũng như các trường hợp được hoàn thuế theo từng luật thuế chuyên biệt (ví dụ: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế GTGT, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân…).
– Rõ ràng, sự thiếu vắng định nghĩa chính thức về thuật ngữ “hoàn thuế” trong pháp luật thực định đã khiến cho việc hiểu đúng về bản chất của hoàn thuế và giải thích khái niệm hoàn thuế trở nên khó khăn, thiếu sự thống nhất, từ đó dẫn đến việc các nhà làm luật có thể thiết kế các quy định không phù hợp với bản chất của hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng.
– Hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng tuy không phải là vấn đề mới trong pháp luật thực định nhưng lại là vấn đề rất đáng bàn luận trong khoa học pháp lí, bởi lẽ việc nhận thức đúng về bản chất của hoàn thuế có ý nghĩa định hướng cho việc đánh giá thực trạng các quy định về hoàn thuế và từ đó hình thành các giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật về hoàn thuế ở Việt Nam hiện nay. Từ quan điểm tiếp cận như vậy, tác giả cho rằng, về lí thuyết, khái niệm hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng cần được nhận thức lại một cách đầy đủ, với các đặc trưng cơ bản sau:
+ Một là hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng là hành vi pháp lý của Nhà nước, theo đó Nhà nước ra quyết định trả lại cho người có quyền được hoàn thuế số tiền thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước nhưng không có cơ sở pháp lý để Nhà nước được thụ hưởng hay sở hữu số tiền thuế đó.
+ Sở dĩ việc hoàn thuế phải được coi là hành vi pháp lý của Nhà nước bởi vì, việc hoàn thuế thể hiện ý chí của chủ thể pháp luật là Nhà nước và hành vi này tạo ra các hệ quả pháp lí nhất định cho chính chủ thể thực hiện hành vi là Nhà nước và cho các chủ thể khác có liên quan (ví dụ: người được nhận số tiền hoàn thuế tù Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có trách nhiệm chi trả tiền hoàn thuế).
+ Hai là hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng không phải là “ân huệ” hay sự “ưu đãi” từ phía Nhà nước đối với người được hoàn thuế, lại càng không phải là chính sách của Nhà nước nhằm thu hút đầu tư từ các nhà kinh doanh, mà thực chất chỉ là “bổn phận” hay “nghĩa vụ” đương nhiên của Nhà nước phải làm đối với chủ thể được quyền nhận lại số tiền thuế do Nhà nước hoàn trả; bởi lẽ, số tiền này vốn không thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật. Xét về phương diện luật học, số tiền thuế do người nộp thuế nộp thừa cho Nhà nước hoặc do Nhà nước thu không có căn cứ pháp luật phải được hiểu và nhận diện như là trường hợp Nhà nước chiếm hữu hay được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.”
+ Ba là hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng là quan hệ pháp luật có tính chất dân sự, mặc dù việc Nhà nước hoàn trả tiền thuế cho người được thụ hưởng luôn được thực hiện bằng một quyết định hành chính cá biệt của Nhà nước thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lí thuế được chỉ định bởi luật).
+ Trong quan hệ pháp luật này, Nhà nước có tư cách là chủ thể chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; còn người được nhận lại tiền hoàn thuế có tư cách là chủ sở hữu tài sản – do đó chủ thể này có quyền đòi lại tài sản từ người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật trong thời hạn luật định kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước
+ Bốn là hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng có bản chất là quan hệ tài sản phát sinh giữa Nhà nước (chủ thể hoàn thuế) với tổ chức, cá nhân (chủ thể được hoàn thuế) nên quan hệ tài sản này chỉ phát sinh khi có sự kiện pháp lý là yêu cầu hoàn thuế (thể hiện thông qua hồ sơ đề nghị hoàn thuế) từ phía người có quyền được hoàn thuế gửi cho Nhà nước.
+ Đương nhiên, để được Nhà nước chấp nhận yêu cầu này, chủ thể có quyền được hoàn thuế có nghĩa vụ phải chứng minh họ là người thực sự trả thuế cho Nhà nước thông qua các chứng từ, hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ chịu thuế, trong đó có số thuế GTGT. Ngược lại, Nhà nước muốn từ chối việc hoàn thuế cần phải chứng minh rằng, người nộp hồ sơ yêu cầu hoàn thuế không phải là người đã trả thuế cho Nhà nước và không thuộc đối tượng được hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Như vậy, để giải quyết yêu cầu hoàn thuế một cách thoả đáng và công bằng, các quy định pháp luật về hoàn thuế cần được xây dựng một cách hợp lý, khách quan và khoa học dựa trên cơ sở lý thuyết về hoàn thuế.
– Hoàn thuế là một hành vi pháp lý của Nhà nước, theo đó Nhà nước (thông qua các cơ quan quản lí thuế) ra quyết định trả lại cho người được hoàn thuế số tiền thuế mà họ đã nộp thừa hoặc số tiền thuế mà Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật”.
– Thẩm quyền quyết định hoàn thuế tên tiếng Anh là: ” Authority to decide on tax refund“
2. Phân loại hồ sơ hoàn thuế:
– Tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế, theo đó, phân loại hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
+ Thứ nhất, hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo đó là phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế.
+ Thứ hai, hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế.
+ Thứ ba, thông báo cho người nộp thuế.
– Như vậy, có thể cho rằng, về lí thuyết, bản chất của cơ chế, thủ tục hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng chính là xác lập và thực hiện quan hệ tài sản đặc biệt giữa chủ thể hoàn thuế là Nhà nước với chủ thể có quyền được hoàn thuế là tổ chức, cá nhân chịu thuế (với tư cách là người trả thuế cho Nhà nước bằng thu nhập của chính họ). Quan hệ pháp luật này về thực chất là quan hệ hoàn trả lại tài sản cho chủ tài sản do