Hài hòa hóa pháp luật giúp cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn về mặt pháp luật, góp phần vào việc thúc đẩy các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau về phương diện chính trị, kinh tế. Liên minh châu Âu (EU) xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật chung, các nhà lập pháp của EU đã rất nỗ lực xây dựng hệ thống Tòa án chung - CJEU.
Liên minh châu Âu trải qua quá trình hình thành từ giai đoạn chuẩn bị, mở rộng cộng đồng và thành lập Liên minh châu Âu với tổng số 26 thành viên tham gia đã soạn thảo nên những văn kiện đầu tiên thiết lập nên các thiết chế của Liên minh châu Âu. Với tiến trình ban hành bởi ba thiết chế cơ bản trong hệ thống của Liên minh châu Âu; ba tổ chức này đã đưa ra quy trình sáng lập và vận hành các thiết chế trên cơ sở thống nhất chung của các nước thành viên trong hệ thống. Trong tiến trình tìm kiếm các vấn đề và những giải pháp pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam rất cần những kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu về hài hòa hóa pháp luật, trong đó có khung pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại.
Mục lục bài viết
1. Xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án quốc gia thành viên trong giải quyết tranh chấp thương mại của EU:
Hiện nay, CJEU đã có một số thay đổi để phù hợp hơn với xu hướng tái cấu trúc EU theo Hiệp ước Lisbon năm 2009 và và các hiệp ước sửa đổi kèm theo (The Treaty on the Functioning of the European Union – TFEU); đồng thời quy định đây là một thiết chế của Liên minh châu Âu.
Mặc dù các nhà lập pháp của EU đã rất nỗ lực trong việc nhất thể hóa pháp luật trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng việc thay thế các hệ thống pháp luật khác nhau của các quốc gia thành viên bởi những quy phạm, những định chế hay hệ thống pháp luật thống nhất thông qua việc xây dựng hệ thống Tòa án chung – CJEU. Tuy nhiên, trên thực tế xuất phát từ thực tiễn hoạt động thương mại xuất hiện việc các bên tranh chấp có thể lựa chọn Tòa án của các quốc gia thành viên nơi thương nhân mang quốc tịch, hoặc có trụ sở thương mại để gửi đơn yêu cầu; thay vì lựa chọn mô hình Tòa án CJEU của EU. Điều này sẽ làm xuất hiện hiện tượng cơ quan tài phán của các quốc gia thành viên của EU cùng nhau tuyên bố thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại, đặc biệt là các tranh chấp thương mại thương mại quốc tế (giao dịch được xác lập giữa các thương nhân có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau). Do đó, EU đã xây dựng các quy tắc pháp lý giải quyết xung đột thẩm quyền tài phán tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên của EU. Điều này được thể hiện qua sự nhận định của GS. Helen Xanthaki: “EU là một hình mẫu điển hình về chuyển hóa pháp luật ở hai cấp độ giữa các nền tài phán (tức là từ một nước châu Âu này sang một nước châu Âu khác) và theo chiều dọc (từ Liên minh châu Âu xuống các quốc gia thành viên của Liên minh)”.
Dưới góc độ luật thực định thì các quy tắc pháp lý xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án quốc gia thành viên của EU trong giải quyết tranh chấp thương mại được quy định trong Brussels Regulation 2001- Quy tắc Brussele 2001, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc chung xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia thành viên EU trong giải quyết tranh chấp thương mại. Quy tắc Brussels năm 2001 áp dụng quy tắc nơi cư trú (domicile) của bị đơn là quy tắc chủ yếu xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án”: “Theo các quy định của Quy tắc, một người cư trú tại một quốc gia thành viên của Quy tắc, không phụ thuộc vào quốc tịch của người đó, có thể bị kiện tại Tòa án của một quốc gia thành viên”. Đồng thời, quy tắc Brussels năm 2001 cũng quy định cụ thể việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tiêu dùng,
Để tạo thuận lợi cho việc xác định thẩm quyền của Tòa án, Quy tắc Brussels năm 2001 đã quy định cụ thể về nơi cư trú của bị đơn là cá nhân và pháp nhân. Theo đó, đối với cá nhân thì Quy tắc Brussels năm 2001 cho phép Tòa án sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia để quyết định về việc một bên có cư trú hay không cư trú tại quốc gia ký kết mà Tòa án của quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết vấn đề. Nếu một bên không cư trú tại quốc gia mà các tòa án của quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết vấn đề thì sau đó, tòa án sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia mình để quyết định việc bên đó có cư trú tại quốc gia ký kết khác hay không””. Tuy nhiên, đối với pháp nhân thì việc xác định nơi cư trú tương đối phức tạp hơn, do đó Quy tắc Brussels năm 2001 quy định có thể dựa trên ba yếu tố: (i) Trụ sở hợp pháp (statutory seat); (ii) Trung tâm quản lý (central administration) hoặc; (iii) Nơi diễn ra hoạt động kinh doanh chủ yếu (pricipal place of business”).
Thứ hai, thẩm quyền tài phán của quốc gia thành viên EU trong trường hợp đặc biệt (Thẩm quyền riêng biệt). Bên cạnh các nguyên tắc chung, Quy tắc Brussels năm 2001 còn quy định những trường hợp ngoại lệ Tòa án một nước thành viên có thẩm quyền giải quyết một vụ việc thương mại trong trường hợp bị đơn không cư trú tại nước mình (có thể cư trú tại một nước thành viên khác hoặc một nước không phải là thành viên của EU). Cụ thể là các trường hợp ngoại lệ sau đây:
– Vụ việc liên quan đến hợp đồng: Đối với các tranh chấp, các vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng (contract), Tòa án nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng sẽ có thẩm quyền giải quyết. Nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được xác định theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, nếu không có sự thỏa thuận cụ thể về nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì Tòa án sẽ xác định theo các nguyên tắc sau: (i) Đối với
– Vụ việc liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến hợp đồng bảo hiểm được xác định như sau:
Bên bảo hiểm (insurer) cư trú tại một quốc gia thành viên có thể bị khởi kiện tại: (i) Tòa án nước thành viên nơi có trụ sở của bên bảo hiểm, hoặc; (ii) Tòa án một nước thành viên nơi cư trú của nguyên đơn là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng; (iii) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có từ hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên nhận bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm, có xác định rõ tỷ lệ phí bảo hiểm và tiền bảo hiểm đối với doanh nghiệp thì Tòa án nước thành viên nơi doanh nghiệp bảo hiểm chính có trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của bên bảo hiểm tại nước thành viên, Tòa án nước thành viên đó sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ việc.
Đối với các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm đối với tài sản là bất động sản, Tòa án nước thành viên nơi xảy ra sự kiện được bảo hiểm cũng có thể có thẩm quyền giải quyết. Quy định này cũng áp dụng tương tự đối với hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm bao gồm cả bất động sản và động sản cùng bị thiệt hại bởi cùng một sự kiện bảo hiểm ;
Lưu ý: Các trường hợp quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với các tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trên được quy định để cho nguyên đơn lựa chọn mà không bắt buộc áp dụng. Như vậy, tùy theo từng vụ việc cụ thể, nguyên đơn sẽ lựa chọn Tòa án thích hợp nhất để bảo đảm thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Quy định này cũng không loại trừ việc thỏa thuận lựa chọn Tòa án của các bên trong hợp đồng bảo hiểm.
– Vụ việc liên quan đến hợp đồng mà một bên là người tiêu dùng. Nếu nguyên đơn là người tiêu dùng thì nguyên đơn có thể lựa chọn việc khởi kiện bị đơn là bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng tại Tòa án nước thành viên của mình cư trú hoặc tại Tòa án nơi bị đơn cư trú. Nếu nguyên đơn là bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì nguyên đơn chỉ được khởi kiện tại Tòa án nước thành viên nơi người tiêu dùng cư trú.
Thứ ba, thẩm quyền tài phán theo sự thỏa thuận của các bên. Dựa trên nguyên tắc “tự do ý chí” đặc trưng của hệ thống pháp luật Civil Law Quy tắc Brussels năm 2001 cho phép các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 23 Brussels năm 2001 cũng quy định về điều kiện xác định tồn tại “ thỏa thuận thẩm quyền tài phán” được thể hiện cụ thể như sau: (i) Bằng văn bản hoặc bằng văn bản có chứng thực; hoặc (ii) Bằng một hình thức phù hợp với thông lệ mà các bên đã thực hiện với nhau trước đó; hoặc (iii) Trong giao dịch hoặc thương mại quốc tế, theo mẫu phù hợp với thông lệ trong giao dịch hoặc hoạt động thương mại đó mà các bên biết hoặc buộc phải biết. Trường hợp thỏa thuận này được ký kết giữa các bên, mà không bên nào cư trú tại một quốc gia ký kết, các Tòa án của các quốc gia ký kết khác sẽ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của các bên đó, trừ khi một hoặc các Tòa án được lựa chọn đã từ chối giải quyết”.
Dưới góc độ luật thực định, để thực thi hiệu quả thỏa thuận lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; đồng thời hạn chế xung đột thẩm quyền thì Quy tắc Brussels năm 2001 quy định: “Khi các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án của một quốc gia thành viên giải quyết nhưng không có bên nào cư trú tại nước thành viên đó thì Tòa án đã được thỏa thuận lựa chọn vẫn có thẩm quyền giải quyết. Các Tòa án của các quốc gia thành viên khác chỉ có thẩm quyền giải quyết khi các tòa án được chọn từ chối thẩm quyền”.
2. Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại của EU:
Trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại của EU, sau khi xác định thẩm quyền tài phán thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ tiến hành xác định lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, điều này xuất phát từ thực tế sẽ có một hay nhiều hệ thống pháp luật (luật quốc gia thành viên EU) đều có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Để giải quyết được vấn đề này thì phải thu hẹp những chồng chéo, mâu thuẫn về luật giữa các hệ thống pháp luật khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Do đó yêu cầu thúc đẩy sự hài hòa giữa những khác biệt về pháp luật và quyền tài phán của các quốc gia thành viên trong các điều luật được áp dụng chung cho EU. Đồng thời, xây dựng các quy định có khả năng tiên liệu rõ ràng, chắc chắn về luật áp dụng, thuận lợi cho việc thi hành các phán quyết, các quy phạm pháp luật xung đột của các quốc gia thành viên phải cùng dẫn chiếu đến hệ thống quy định có tính thống nhất mang tính quốc tế, bất kể tòa án giải quyết tranh chấp thuộc quốc gia thành viên nào. Trên cơ sở đó, ngày 17/6/2008, Hội đồng và Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Quy tắc (EC) số 593/2008 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng (còn gọi là Rome I) thay thế Công ước Rome năm 1980. Theo đó, vấn đề luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng được Liên minh châu Âu điều chỉnh bằng một Nghị định (Regulation), Quy tắc Rome I về luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng (Rome I Regulation), có hiệu lực áp dụng trực tiếp cho các cá nhân, pháp nhân của các nước thành viên. Với tính chất là văn bản pháp lý thống nhất thuộc hệ thống pháp luật của EU, mục tiêu của Rome I được xác định là “nhằm duy trì và phát triển một thị trường tự do, an toàn và công bằng, các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp hợp tác trong lĩnh vực dân sự xuyên biên giới nhằm điều tiết một cách thích hợp thị trường chung”. Thành công lớn nhất của Rome I là thống nhất được các nguyên tắc về luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp đồng tại EU. Nghị định Rome I có những quy định tiên tiến cho nhiều vấn đề quan trọng và chi tiết của quan hệ hợp đồng như quyền tự do thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng của các bên, luật áp dụng khi các bên không có thỏa thuận đó, phạm vi điều chỉnh của luật áp dụng, nơi cư trú thường xuyên (habitual residence) hay các quy phạm chuyên biệt cho các loại hợp đồng cụ thể, trong đó có hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm.
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của luật áp dụng.
Về kỹ thuật lập pháp, Điều 12 Quy tắc Rome I đưa ra một danh sách các vấn đề được điều chỉnh bởi luật áp dụng, gồm có: (i) Giải thích hợp đồng, (ii) Thực hiện hợp đồng, (iii) (Trong giới hạn của các quyền hạn được trao cho tòa án bởi pháp luật tố tụng của nó) các hậu quả của việc vi phạm, bao gồm đánh giá thiệt hại trong chừng mực khi nó được điều chỉnh bởi các luật lệ, (iv) Các cách khác nhau của việc hủy bỏ các nghĩa vụ, thời hiệu và hạn chế của các khiếu kiện, (v) Hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Đồng thời, Quy tắc Rome I có hai điều luật riêng biệt điều chỉnh vấn đề giá trị hiệu lực của hợp đồng. Điều 10 quy định về sự đồng ý và hiệu lực về vật chất (consent and material validity) và Điều 11 quy định về hiệu lực về hình thức của hợp đồng.
Thứ hai, quyền tự do lựa chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc các bên tự do lựa chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp: Trên cơ sở kế thừa Công ước Rome năm 1980, Rome I nhấn mạnh một cách rõ ràng về quyền tự do chọn luật áp dụng trong hợp đồng tại Điều 3 với tính chất là nguyên tắc thống nhất được đảm bảo áp dụng trên toàn lãnh thổ EU, cụ thể như sau: “Hợp đồng chịu sự điều chỉnh bởi luật mà các bên chọn”. Như vậy, theo Quy tắc Rome I thì hợp đồng trước hết chịu sự điều chỉnh bởi luật do các bên thỏa thuận, thậm chí Rome I còn mở rộng cho phép các bên có thể lựa chọn luật áp dụng là luật của quốc gia không là thành viên của EU dựa trên nguyên tắc “áp dụng phổ biến (universal application)”. Tuy nhiên, Rome I chỉ cho phép các bên chọn luật áp dụng là luật quốc gia và loại trừ việc các bên lựa chọn luật áp dụng là Unidroit, hay Lex Mercatoria (luật thương nhân) hoặc PECL’.
– Phương thức và hình thức của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng: Về kỹ thuật lập pháp, Điều 3(1) của Quy tắc Rome I quy định rằng: “Lựa chọn được thể hiện rõ ràng hoặc minh chứng rõ ràng bằng các điều khoản hợp đồng hoặc bối cảnh của tình huống”. Như vậy theo quy tắc Rome I thì sự thỏa thuận về lựa chọn pháp luật áp dụng phải được thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên quy tắc Rome I cũng không loại bỏ hình thức ngầm định; bởi vì Điều 3(2) Quy tắc Rome I bởi vì điều luật này cho phép các bên có sự lựa chọn luật (rõ ràng hoặc ngầm định) lần đầu tiên ngay cả sau khi hợp đồng được giao kết (trong quá trình tố tụng chẳng hạn) hoặc thay đổi luật đã lựa chọn trước đó. Tuy nhiên, có những yêu cầu khác để những hành vi của các bên sau khi giao kết hợp đồng có thể được xem xét là những thỏa thuận lựa chọn luật ngầm định, như là thỏa thuận lần đầu tiên hoặc thay đổi lựa chọn luật. Những hành vi đó phải đáng tin cậy, rõ ràng và mạnh mẽ.
– Thỏa thuận chọn nhiều luật: Theo Điều 3(1) Quy tắc Rome I, các bên có thể chọn luật áp dụng cho toàn bộ hoặc một phần hợp đồng. Mặc dù điều luật này không trực tiếp cho phép các bên chọn nhiều luật giải quyết tranh chấp, tuy nhiên có thể suy luận rằng thỏa thuận chọn nhiều luật đối với hợp đồng là một biểu hiện của nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên. Điều này được củng cố bởi Hague Principles on choice of Law in International Contracts quy định rõ ràng hai khả năng phân tách chọn luật áp dụng: Các bên có thể chọn (i) luật áp dụng cho toàn bộ hoặc một phần hợp đồng và (ii) nhiều luật cho nhiều phần của hợp đồng. Đồng thời, Quy tắc Rome I cho phép bên có thể thỏa thuận để chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp vào bất kể thời điểm nào (trước, trong hoặc sau khi ký hợp đồng), cho dù trước đó luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật nào theo sự chọn lựa của các bên.
– Hiệu lực của thỏa thuận chọn luật (validity of choice of law): Dưới góc độ luật thực định thì Điều 3(5) Quy tắc Rome I thì sự tồn tại và hiệu lực của sự đồng ý chọn luật áp dụng được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10,11 và 13. Như vậy, sự tồn tại và hiệu lực của điều khoản chọn luật theo Điều 10(1) được điều chỉnh bởi luật được các bên lựa chọn.
Thứ ba, luật áp dụng khi các bên không có thỏa thuận chọn luật.
Mặc dù quy tắc Rome I đã ghi nhận cụ thể “quyền tự do lựa chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp” tuy nhiên trong thực tiễn quan hệ thương mại thường xuyên xuất hiện trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp hoặc mặc dù có thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận không rõ ràng hoặc không thể giải quyết được vấn đề pháp lí phát sinh.Để giải quyết vấn đề này thì Quy tắc Rome I đã quy định các “quy tắc pháp lý” quy định về các trường hợp không có thỏa thuận chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp. Đây là quy định chứa đựng các phạm xung đột thống nhất nhằm giúp cơ quan tài phán chọn luật áp dụng trong trường hợp các bên không chọn luật’.
Tuy nhiên, Quy tắc Rome I không thiết kế theo hướng xây dựng nguyên tắc duy nhất để xác định luật áp dụng chung cho mọi loại hợp đồng mà chia thành các hợp đồng cụ thể. Theo đó, tại khoản 1, Điều 4 Quy tắc Rome I đã xác định pháp luật áp dụng, căn cứ theo từng loại hợp đồng, như sau: (i) Đối với
Tuy nhiên, dựa trên sự tiếp thu của học thuyết “luật riêng” (Proper law doctrine) thì khoản 3,4 Điều 4 Quy tắc Rome I tiếp tục đưa ra thêm nguyên tắc xác định pháp luật thay thế khác, được xem là thể hiện rõ “mối quan hệ gắn bó nhất” với hợp đồng: “Nếu luật áp dụng không thể được xác định thông qua hai tiêu chí ở trên (các yếu tố của hợp đồng hay nơi cư trú của các bên) hoặc khi các yếu tố của hợp đồng đã có mối liên hệ rõ ràng và hiển nhiên với một quốc gia thì luật quốc gia nơi hợp đồng có nhiều mối liên hệ nhất sẽ được chọn làm luật áp dụng””. Theo điều luật này, luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất sẽ được xác định khi tòa án không xác định được nghĩa vụ đặc trưng của hợp đồng. Sau khi xác định nghĩa vụ đặc trưng, luật EU xác lập rằng hợp đồng có mối liên hệ mật thiết nhất với luật của nước nơi cư trú của bên phải thực hiện nghĩa vụ đó !. Tuy nhiên, cần lưu ý Quy tắc Rome I đã không còn cho phép khả năng xác định rằng nhiều luật có mối liên hệ mật thiết với những vấn đề riêng biệt của hợp đồng.