Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Người lao động tranh chấp quyền lợi với công ty thì giải quyết như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Người lao động tranh chấp quyền lợi với công ty thì giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa Công ty Luật Dương Gia. Công ty tôi có gửi đơn lên Cơ quan CSĐT, tố cáo bản thân tôi có hành vi tham ô, chiếm dụng tiền bán hàng 678 triệu đồng. Cơ quan CSĐT đã triệu tập tôi để điều tra hơn 6 năm và kết luận: "…Do đó ông Trần Ngọc Khương phải chịu trách nhiệm về việc thất thoát hàng hoá. Tuy nhiên cũng không có tài liệu thể hiện ông Trần Ngọc Khương chiếm đoạt số tiền trên sử dụng cho cá nhân nên xét không cần thiết phải xử lý hình sự. Nên Cơ quan CSĐT giao tôi cho Công ty xử lý theo quy chế của Công ty”. Gần 6 tháng sau, kể từ ngày có kết luận điều tra, Công ty quyết định thi hành kỷ
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Công ty bạn tố cáo bạn có hành vi chiếm dụng tiền bán hàng 678 triệu đồng. Cơ quan CSĐT đã triệu tập bạn để điều tra hơn 6 năm và kết luận bạn phải chịu trách nhiệm về việc thất thoát hàng hóa, không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với bạn, giao bạn cho công ty xử lý.
Căn cứ Điều 126 “Bộ luật lao động 2019”: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong
Để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với người lao động, căn cứ đưa ra phải là một trong những căn cứ quy định tại Điều 126 “Bộ luật lao động 2019”.
Nếu căn cứ đưa ra để kỷ luật sa thải đối với anh không đúng theo quy định Điều 126 “Bộ luật lao động 2019” anh có quyền khởi kiện tới Tòa án theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 201 “Bộ luật lao động 2019”: Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động.
“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
- Về xử lý kỷ
luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứthợp đồng lao động ;
…”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khi giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về xử lý kỷ luật sa thải, không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải viên lao động mà người lao động có quyền làm đơn khởi kiện tại Tòa án để giải quyết.
Căn cứ mục 7 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
“Điều 31. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt
Bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền lợi của người lao động khi giải quyết tranh chấp lao động
– Xác định tranh chấp lao động
– Vi phạm thời hạn giải quyết tranh chấp lao động
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại