Khái quát về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai?
Tranh chấp đất đai là một trong các hiện tượng xã hội phổ biến do sự xung đột quyền lợi giữa các chủ thể mà không thể dung hòa được trước giá trị mà đất đai mang lại. Tranh chấp đất đai dẫn đến những hệ lụy xấu trong xã hội, làm phá vỡ sự đoàn kết trong nhân dân, hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị, làm chỗ dựa cho các thể lực thù địch xuyên tạc, chống phá Nhà nước. Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là nội dung đặc biệt quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ phân tích một số các khía cạnh pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai và tập trung xoáy sâu vào nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Luật Đất đai năm 2013.
1. Khái quát về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai?
1.1. Khái quát về tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội xảy ra trong bất kỳ hình thái kinh tế-xã hội nào. Hiểu theo nghĩa rộng, tranh chấp đất đại là biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định quyền quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai, phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Theo nghĩa hẹp, tranh chấp đất đại là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Đây cũng là cách hiểu được phản ánh trong Luật Đất đai, tại Khoản 24, Điều 3, cụ thể: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Về bản chất, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ.
Quan hệ đất đai với tư cách là một dạng đặc biệt của quan hệ dân sự nên bên cạnh những đặc điểm chung của một tranh chấp dân sự, tranh chấp đất đai còn có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai là chủ thể của quyền quản lý và quyền sử dụng đất đai mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai.
Thứ hai, nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp. Điều này xuất phát từ tính đa dạng, phong phú trong hoạt động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, tranh chấp đất đai phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt như gây mất ổn định chính trị, phá vỡ các mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết rong nội bộ nhân dân, không những ảnh hưởng đến bản thân các bên trong tranh chấp mà còn gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước.
Thứ tư, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất đai.
1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp đất đai.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (1999): “Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.”
Nói một cách khác, giải quyết tranh chấp đất đai là một hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với các tổ chức và giữa các tổ chức sử dụng đất với nhau để qua đó phục hồi các quyền lợi bị xâm hại, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đại cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội. Đồng thời, giáo dục ý thức tuân thủ và tôn trong pháp luật cho mọi công dân, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
Giải quyết tranh chấp đất đai có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai là một hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để đưa ra phương án giải quyết ổn thỏa những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.
Thứ hai, việc quản lý và sử dụng đất có nhiều biến động qua các thời kỳ lịch sử khác nhau nên tranh chấp đất đai xảy ra thường có tính chất phức tạp và đa dạng các hình thức.
Thứ ba, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên Nhà nước không thừa nhận và không xem xét giải quyết các tranh chấp về đòi lại đất đã chia cấp cho người khác khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ.
Thứ tư, đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai, yếu tố tâm lý, thị hiếu, phong tục, tập quản của nhân dân trong quá trình quản lý, sử dụng đất ở mỗi địa phương khác nhau có vai trò hết sức quan trọng.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu tiên được quy định theo ngành, theo cấp tại quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản ký ruộng đất trong cả nước. Từ đó, trong các văn bản pháp lý về đất đai (Luật Đất đai năm 1987, 1993, 2003 và cho đến Luật Đất đai năm 2013) thì quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai vẫn luôn tồn tại và có sự thay đổi nhằm phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp sao cho hiệu quả nhất.
Theo quy định của pháp luật đất đai, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp đất đai được nhà nước khuyến khích (bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở). Đồng thời, tại Điều 203 Luật đất đai có khẳng định: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:…” .Như vậy, có thể nói rằng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan có thẩm quyền chỉ phát sinh sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã (điển hình là tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất phải được hòa giải trước khi khởi kiện).
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tập trung tại Điều 203 Luật Đất đai, theo đó, có hai cơ quan gắn liền với hai thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể:
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính.
Quy định về thẩm quyền đối với Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền trong
Quyền lựa chọn của các bên tranh chấp xảy ra trong hai trường hợp: (1) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc (2) Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
Về thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cáp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng được quy định rõ ràng hơn trong Luật Đất đai 2013. Cụ thể khi đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đại tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo Khoản 3, Điều 203, cụ thể:
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Về trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết được giải thích rõ hơn trong
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân được quy định trong Luật đất đai cũng như Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó thâm quyền của cơ quan này có thẩm quyền bắt buộc và thẩm quyền lực chọn, cụ thể:
Thẩm quyền bắt buộc trong trường trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của
Thẩm quyền lựa chọn được xác định trong mối quan hệ lựa chọn giữa Tòa án và Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền khi: (1) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc (2) Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
Việc yêu cầu và quá trình giải quyết tranh chấp đất đai khi đương sự lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự. Tòa án, là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, chức năng bảo vệ quyền con người, quyền công dân; do đó phán quyết của Tòa án chắc chắn phải được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của quyền lực Nhà nước. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai thông qua bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước nên là cơ sở để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho các bên tham gia tranh chấp, qua đó cũng thể hiện tính nghiêm minh và thương tôn pháp luật.