Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội trong từng trường hợp cụ thể theo quy định mới nhất của Luật BHXH mới 2021.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội mới nhất
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, khi quyền lợi của người lao động bị xâm hại bởi một quyết định hoặc hành vi của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức thì người lao động có quyền khiếu nại đến nơi đã ra quyết định về hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tư vấn thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 118
“1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Thứ nhất, Người sử dụng lao động, thủ trưởng tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội của mình bị khiếu nại. Điều đó cũng có nghĩa rằng, khi người lao động thấy quyết định hành chính hay hành vi hành chính của người sử dụng lao động trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết đơn khiếu nại của mình. Vì sao nhà làm luật lại quy định người lao động khiếu nại lên người sử dụng lao động đầu tiên. Bởi vì người sử dụng lao động là người hiểu người lao động nhất, hiểu được người lao động có vi phạm hay không, vi phạm ở đâu, từ đó mới đưa ra các quyết định, hành vi xử phạt. Chính vì vậy, khi giải quyết đơn khiếu nại thì người sử dụng lao động có thể dễ dàng giải thích cho người lao động tại sao họ lại ra quyết định như vậy.
Thứ hai, Trong trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết (Điểm a Khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014).
Thứ ba, Đối với trường hợp người lao động đã nộp đơn cho người sử dụng lao động nhưng người lao động cảm thấy không hài lòng về việc giải quyết vụ việc của người sử dụng lao động hoặc trường hợp người lao động nộp đơn tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện mà cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể nộp tiếp đơn khiếu nại lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội để yêu cầu giải quyết về bảo hiểm xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân (khoản 3 Điều 119 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014).
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Để có thể hiểu hơn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp bảo hiểm xã hội, chúng tôi xin được phân tích một tình huống như sau:
Nguyễn Văn A làm việc cho công ty Cổ phần X được 6 năm, ngày 15/07/2017 công ty X ra
Căn cứ Khoản 2 Điều 47“Bộ luật lao động 2019” quy định: “trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”
Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng thì công ty X phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho A. Đối với trường hợp đặc biệt thì thời gian có thể kéo dàu nhưng cũng không quá 30 ngày. Trong tình huống của A, công ty X giữ lại sổ bảo hiểm xã hội của A hơn một tháng mà không chịu trả. Để có thể bảo vệ quyền lợi của mình A hoàn toàn có quyền làm đơn khiếu nại gửi giám đốc công ty X yêu cầu công ty trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho A. Trong trường hợp A đã gửi đơn lên công ty X mà công ty vẫn không giải quyết cho A thì A hoàn toàn có quyền gửi đơn khiếu nại lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội giải quyết hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty X đặt trụ sở để giải quyết.
Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết khiếu nại bảo hiểm xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mặt khác kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lòng tin của người lao động vào người sử dụng lao động nói riêng, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nói chung.
2. Trình tự thủ tục tiến hành khiếu nại về bảo hiểm xã hội mới nhất
Khiếu nại là một thủ tục đặc biệt, theo đó khi chủ thể bị điều chỉnh bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người này cho rằng quyết định đó là vi phạm pháp luật, không đúng thẩm quyền thì họ có quyền khiếu nại lên chính người ra quyết định với mình hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong những năm gần đây, việc khiếu nại về lĩnh vực bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều, điều đó cũng có nghĩa rằng, người lao động đang đấu tranh đòi lại quyền lợi của mình khi quyền và lợi ích của họ có dấu hiệu bị xâm phạm. Vậy, khiếu nại như thế nào để vừa đòi được quyền lợi của mình mà vẫn đúng theo quy định của pháp luật, sau đây chúng tôi xin được phân tích trình tự, thủ tục tiến hành khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau:
Căn cứ theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014quy định về trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội, theo đó nếu việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Đối với các đơn khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp được giải quyết theo pháp luật về khiếu nại thì có quyền lựa chọn một trong hai hình thức: khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm hoặc khởi kiện ra Tòa án. Bài viết này, chúng tôi xin được làm rõ trình tự, thủ tục tiến hành khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau:
Thứ nhất, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính theo pháp luật về khiếu nại:
Để có thể xác định được trình tự, thủ tục giải quyết bảo hiểm xã hội thì trước tiên ta phải hiểu được thuật ngữ quyết định hành chính và hành vi hành chính. Theo đó, quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì việc giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính sẽ thực hiện theo Luật Khiếu nại 2011. Căn cứ theo Điều 27 Luật Khiếu nại quy định về thụ lý giải quyết khiếu nại có quy định: Trong thời hạn 10, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Như vậy, sau khi đã nhận được hồ sơ hợp lệ từ phía người yêu cầu giải quyết khiếu nại thì cơ quan giải quyết khiếu nại vụ việc này phải ra quyết định thụ lý giải quyết hay không giải quyết vụ việc. Đối với trường hợp thụ lý giải quyết khiếu nại thì thời hạn giải quyết thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu cũng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng cũng không được quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn. Đối với vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày và không quá 60 ngày đối với vụ việc phức tạp kể từ ngày cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý vụ việc. Trường hợp không thụ lý vụ án thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trong thời hạn giải quyết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện việc xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại. Kết quả của đối thoại là việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Giải quyết khiếu nại lần 2 được áp dụng trong trường hợp người có yêu cầu giải quyết khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 hoặc sau 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại thì người có quyền yêu cầu nộp đơn khiếu nại lần 2 lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận đơn để giải quyết, trong trường hợp không tiếp nhận đơn thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Đối với khiếu nại lần hai, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc. Ở vùng sâu, vùng xa thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, và không quá 70 ngày đối với vụ việc phức tạp kể từ ngày thụ lý. Sau khi giải quyết vụ việc thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định khiếu nại cho người bị khiếu nại, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:
+ Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại;
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, giải quyết khiếu nại theo Luật Bảo hiểm xã hội (khoản 2, Khoản 3 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):
Đối với người lao động nộp đơn giải quyết khiếu nại đến người sử dụng lao động thì sau khi nhận được đơn khiếu nại người sử dụng lao động phải xác minh vụ việc, đàm phán, đối thoại với người lao động về quyết định đã ban hành, Phòng Lao động Thương binh – Xã hội tại Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết nếu doanh nghiệp không còn tồn tại, bên có quyền yêu cầu giải quyết khiếu nại có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.
Trong trường hợp người có yêu cầu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần một thì họ có quyền nộp đơn khiếu nại lần hai lên Sở Lao động Thương binh – Xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết.
Về thời hạn giải quyết khiếu nại sẽ được áp dụng theo pháp luật về khiếu nại như chúng tôi đã phân tích ở trên.
Thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, nhu cầu giải quyết khiếu nại của người lao động ngày càng cao khi quyền và lợi ích của họ bị xâm hại. Thực hiện đúng thủ tục khiếu nại cũng là một cách giúp người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn và nhanh hơn.
3. Hồ sơ, giấy tờ cần thiết để khiếu nại về bảo hiểm xã hội
Thực tế cho thấy, không phải quyết định hành chính nào đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định đó, nhà làm luật đã đưa ra những quy định giúp họ có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình thông qua hình thức khiếu nại lên người ra quyết định đối với mình hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu xem xét lại quyết định đó. Bảo hiểm xã hội cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia bảo hiểm nhiều nhất khi họ được hưởng lợi khi có các sự kiện pháp lý phát sinh.
1. Hồ sơ khiếu nại lần đầu
Để thực hiện được quyền khiếu nại của mình thì cá nhân, người lao động phải (sau đây gọi là người có yêu cầu) gửi hồ sơ giải quyết khiếu nại theo đúng thẩm quyền được quy định tại Điều 118Luật Bảo hiểm xã hội, Khoản 1 Điều 34 Luật Khiếu nại năm 2011. Theo đó, khi người có yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết khiếu nại lần đầu lên người sử dụng lao động, Giám đốc bảo hiểm xã hội các cấp, Chánh thanh tra Sở Lao động thương binh – Xã hội (Khoản 4 Điều 237 “Bộ luật lao động 2019”) thì người có yêu cầu cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
Đối với khiếu nại lần đầu thì người có yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ như:
+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lại lời khiếu nại cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn; Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại; Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì trong đơn phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện; Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh; Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, được quyền khiếu nại tiếp theo quy định của pháp luật.
+ Tài liệu chứng cứ do bên yêu cầu (bên viết đơn) cung cấp.
+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có).
+ Các tài liệu khác có liên quan.
Điều đó cũng có nghĩa rằng, khi nộp đơn khiếu nại thì người có yêu cầu cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết trong đơn khiếu nại để khi tiếp nhận đơn khiếu nại thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết nắm rõ được nội dung yêu cầu nhanh hơn, từ đó thời hạn giải quyết cũng nhanh hơn. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại cùng các tài liệu – chứng cứ đính kèm thì người có thẩm quyền hoặc người được giao trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện phân loại, xử lý đơn theo quy định tại Điều 5, Điều 20, Điều 21, Điều 22 để quyết định việc thụ lý hay không thụ lý đơn. Việc thụ lý đơn phải được thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người đại diện (đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung), cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại biết đến.
2. Hồ sơ khiếu nại lần 2 trở đi
Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh vụ việc, đối thoại, hòa giải và đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người có thẩm quyền vẫn không giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Khi nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết khiếu nại lần hai, người có yêu cầu cần nộp các giấy tờ tại Khoản 1 Điều 34 Luật Khiếu nại năm 2011 đã được trích dẫn ở trên như sau:
+ Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại;
+ Tài liệu, chứng cứ do các bên yêu cầu cung cấp;
+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
+ Biên bản tổ chức đối thoại;
+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần một;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai của người có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét các giấy tờ mà người có yêu cầu giải quyết khiếu nại đã nộp từ đó tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại, từ đó đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2018, ngành bảo hiểm xã hội đã tiếp nhận 2.913 lượt công dân với 2.991 người, 2.900 vụ việc, trong đó có 06 đoàn đông người về các đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo hiểm xã hội. Một số liệu khác cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018 tại 3 tỉnh Phú Yên, Ninh Bình, Vĩnh Long cho thấy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về quỹ bảo hiểm xã hội số tiền hưởng sai quy định là 36.211.600 đồng. Điều đó cho thấy rằng, người lao động ngày càng quan tâm đến quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội thay vì cứ mập mờ như trước đây.
Đường dây nóng tư vấn pháp luật về bảo hiểm xã hội Việt Nam miễn phí: 1900.6568
Hồ sơ khiếu nại về bảo hiểm xã hội không chỉ là bước đầu tiên người có yêu cầu cần phải chuẩn bị mà còn là một bước quan trọng để xác định thời gian giải quyết vụ việc, mặt khác người lao động cũng bớt được các chi phí đi lại khi thiếu sót giấy tờ. Vì vậy, khi nộp đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có yêu cầu cần phải chuẩn bị kĩ những giấy tờ, nội dung cần giải quyết để tránh những búc xúc không đáng có.