Quy định về tố cáo? Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo vi phạm của Hiệu trưởng?
Hiện nay, nhằm hướng đến mục đích công bằng, minh bạch trong tác tác hoạt động và làm việc của các bộ, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và công việc được giao thì pháp luật có quy định về việc công dân có quyền tố cáo cơ quan, tổ chức nếu nhận thấy được những hành vi sai phạm từ những cơ quan, đơn vi tổ chức này. Như vậy nếu cá nhân gửi đơn tố cáo vi phạm của Hiệu trưởng thì thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo này thuộc về ai? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1. Quy định về tố cáo
Theo như quy định tại Điều 2, Luật tố cáo quy định thì:
Tố cáo được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra Bản chất của tố cáo và được xem xét dưới các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo như quy định của pháp luật tổ cáo chỉ có thể là công dân mà không phải là đối tượng nào khác. Chủ thể trong tố cáo thu hẹp hơn với khiếu nại ở chỗ là tố cáo chủ thể là công dân còn chủ để của khiếu nại, bao gồm là cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Quy định này của pháp luật tố cáo nhằm mục đích cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối tượng tố cáo theo như quy định của pháp luật tổ cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Luật tố cáo quy định có hai loại hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo gồm:
– Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Thứ ba: cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo như quy định của pháp luật tổ cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về nguyên tắc, người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Trong trường hợp người tố cáo bằng đơn mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhận được đơn thì cơ quan đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiếp nhận thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Thứ tư, Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bao gồm:
1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
-) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
– Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
2. Xác minh nội dung tố cáo;
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).
Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản, trong đó có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm giao xác minh; Tên, địa chỉ của người bị tố cáo; Người được giao xác minh nội dung tố cáo; Nội dung cần xác minh; Thời gian tiến hành xác minh; Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo;
Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung sau đây: Kết quả xác minh nội dung tố cáo; Kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (nếu có).
4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Thứ năm, Bản chất của kết quả giải quyết tố cáo, nếu người bị tố cáo vi phạm pháp luật thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; nếu hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát của thẩm quyền để giải quyết tố cáo; trường hợp người bị tố cáo không vi phạm thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người tố cáo, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâ phạm, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.
2. Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo vi phạm của Hiệu trưởng?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nhiều cấp học thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) ra
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở.
Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có quy định, người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học.
Khoản 1 Điều 12 Luật tố cáo 2018 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:
“Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.”
Theo quy định trên, cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo.
Khoản 2 Điều 13 Luật tố cáo 2011 quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Do đó, đơn tố cáo Hiệu trưởng trường trung học cơ sở vi phạm trong quá trình thi hành công vụ do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết bởi Hiệu trưởng trường trung học cơ sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm.
hư vậy, về nguyên tắc, hiệu trưởng trường có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của giáo viên.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 37 Luật này cũng xác định:
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.
Việc xác định phân cấp thẩm quyền được áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Theo đó: Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.