Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo quy định mới. Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm quyền điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 163 như sau:
“1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:
a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của
b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để có thể lựa chọn chính xác cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự cần phải căn cứ vào ba tiêu chí: thẩm quyền theo tổ chức hệ thống cơ quan điều tra, và thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ và thẩm quyền điều tra theo cấp bậc của cơ quan điều tra.
Luật sư
– Dựa theo cách xác định thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo tổ chức hệ thống cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra của công an nhân dân có thẩm quyền điều tra tất cả các loại tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra trong quân đội và cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra của viện kiểm sát quân sự trung ương. Cơ quan điều tra trong quân đội điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự. Cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra những tội phạm được quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015.
– Dựa theo cách xác định thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo lãnh thổ: Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra là cơ quan điều tra nơi tội phạm xảy ra. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
– Dựa theo cách phân chia thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo cấp điều tra: Cơ quan điều tra cấp nào thì điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp tương đương. Ngoài ra, các cơ quan đều tra cấp trên có thể điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp dưới nếu như nhận thấy cần thiết và pháp luật có quy định. Đặc biệt, cơ quan điều tra Bộ Công an và Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra những vụ án hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Một cơ quan điều tra chỉ có thể được lựa chọn đúng nếu như thỏa mãn đầy đủ cả ba tiêu chí trên.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp tỉnh bị thu hẹp lại. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bất kì vụ án nào thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra thì cơ quan điều tra cấp tỉnh cũng đều có quyền lấy lên để điều tra. Còn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan điều tra cấp tỉnh chỉ có thể lấy lên những vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẩm quyền điều tra vụ án Hình sự
- 2 2. Vai trò của hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
- 3 3. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự có được thả tự do cho người phạm tội
- 4 4. Thời hạn giải quyết tin tố giác và điều tra vụ án hình sự
- 5 5. Thu thập chứng cứ phục vụ điều tra vụ án hình sự
1. Thẩm quyền điều tra vụ án Hình sự
Thẩm quyền điều tra vụ án Hình sự được quy định tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cụ thể như sau:
1. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
5. Tổ chức bộ máy, thẩm quyền cụ thể của các Cơ quan điều tra do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Vai trò của hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò của hoạt động giáo dục chủ yếu được thực hiện thông qua các điều tra viên. Trong giai đoạn này mặc dù giáo dục không phải là mục đích chính muốn đạt được tuy nhiên điều tra viên cũng đã bắt đầu thực hiện chức năng giáo dục của mình. Nhằm bước đầu hình thành ở họ thái độ ăn năn, hối hận đối với việc phạm tội. Hoạt động này được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: Trong khi tiến hành điều tra, mối một cử chỉ, hành vi của điều tra viên cần được cân nhắc và mang tính giáo dục nhất định. Áp dụng những hoạt động này thì cuộc hỏi cung mới đem lại được kết quả tích cực, tạo cho những người bị hỏi cung cảm giác thoái mái, gẫn gũi. Điều tra viên có thể cung cấp các tin tức bổ sung cho người làm chứng, người bị hại, hoặc gợi ý, động viên họ để đánh giá, giải thích đúng nội dung sự kiện, cũng như các hiện tượng xung quanh sự kiện, hoạt động này nhằm cho họ cởi mở hơn với điều tra viên và cung cấp thông tin một cách chính xác hơn. Bởi vậy trong giai đoạn điều tra cần phải xây dựng cơ sở cho hoạt động giáo dục sau này.
Thứ hai: Sự hình thành cơ sở giáo dục cho các giai đoạn hoạt động tư pháp khác có thể biểu hiện bằng sự thu thập thông tin cần thiết để tổ chức quá trình giáo dục tiếp theo của Tòa án và các tổ chức khác được giao nhiệm vụ giáo dục người phạm tội. Hoạt động này chính là nền tảng đặt nền móng cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của các cá nhân, tổ chức sau này một cách dễ dàng hơn. Đồng thời điều tra viên cũng cần thu thập thông tin cần thiết về: cá nhân bị can để cung cấp cho các cơ quan sẽ tiếp tục giáo dục họ, đó là những thông tin về phẩm chất cá nhân của bị can, về các thói quen, phẩm chất tiêu cực của nó, môi trường xung quanh tác động đến các phẩm chất tiêu cực của bị can, về điều kiện, hoàn cảnh gia đình.
Nhằm tao thuận lợi, giúp các cá nhân, tổ chức sau này có nhiệm vụ giáo dục sẽ hiểu rõ về bị can hơn và tìm ra những giái pháp giáo dục hiệu quả hơn. Đồng thời hoạt động giáo dục của điều tra viên nhằm khỏa lấp những tổn thương về mặt tinh thần của người bị hại và người làm chứng, nhằm trấn an tâm lí để hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra bởi hành vi của bị can có thể gây ra cho những người này những trạng thái tâm lí tiêu cực. Bằng những hành động mang tính giáo dục và nhân văn điều tra viên có thể giúp họ trấn an tinh thần, bình tĩnh nhớ laị những tình tiết của vụ án một cách chính xác và khách quan, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
Thứ ba: Điều tra là một hoạt động rất đặc biệt. Khi tham gia hoạt động này, người làm chứng, người bị hại có thể có những ức chế về tâm lí nhất định.Đối với người làm chứng, việc triệu tập đến cơ quan điều tra để cung cấp chứng cứ, có thể nằm ngoài ý muốn của họ.Họ có thể cảm thấy bị phiền hà, không muốn bị liên lụy, đặc biệt là họ sợ bị trả thù. Còn đối với người bị hại thì những cảm xúc tâm lí tiêu cực luôn xen lẫn trong họ bởi họ vừa phải chịu đựng một cú sốc tâm lí quá mạnh, có thể khi tham gia hoạt động điều tra, nhìn thấy người thân của mình, nhìn thấy tận mắt kẻ hãm hại họ thì diễn biến tâm lí tiêu cực của họ có thể lên cao hơn, thậm chí là có những khả năng họ sẽ mất lòng tin vào cơ quan điều tra, vào pháp luật và không tỏ thái độ hợp tác trong qúa trình điều tra. Bởi vậy điều tra viên cần phải làm cho họ tin tưởng và có thiện chí, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.
Tuy nhiên trên thực tế, do không làm tốt hoạt động giáo dục đối với người bị hại, không giải toản được những ức chế tâm lí của họ, nên một trong những trường hợp đã dẫn đến hành vi quá khích, gây rối, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật và ảnh hưởng tới việc điều tra.
3. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự có được thả tự do cho người phạm tội
Tóm tắt câu hỏi:
Em gái tôi 14 tuổi 5 tháng, bị thanh niên dụ dỗ quan hệ và làm có thai. Thanh niên này đã có hành vi đe dọa, nếu không thực hiện việc quan hệ thì sẽ nói cho bố em biết chuyện yêu đương và đi chơi với người này. Do sợ bố nên em gái tôi đồng tình quan hệ nhiều lần và dẫn đến có thai. Gia đình tôi đã tố cáo lên công an huyện. Bên phía công an đã bắt giữ và người này đã nhận tội, khai toàn bộ sự việc. Tuy nhiên không hiểu vì sao công an lại thả người. Vui lòng giải đáp khúc mắc giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, em gái bạn dưới 16 tuổi bị người thanh niên đe dọa nếu không quan hệ thì sẽ nói toàn bộ chuyện yêu đương của hai người với bố mẹ. Như vậy, người thanh niên kia có hành vi dùng thủ đoạn đe dọa khiến cho em gái bạn bị lệ thuộc và buộc phải quan hệ miễn cưỡng. Căn cứ Điều 114 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định tội cưỡng dâm trẻ em như sau:
”1. Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Đối với nhiều người;
d) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;.
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Đối với trường hợp này, người thanh niên kia đã có hành vi giao cấu với em gái bạn nhiều lần, gây hậu quả em gái bạn có thai. Như vậy người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng dâm trẻ em theo quy định tại Khoản 3, Điều 114 “Bộ luật hình sự năm 2015”, người này có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Căn cứ Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định tạm giam như sau:
‘‘1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.
Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.”
Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tạm giam như sau:
“1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
… “
Đối với mỗi loại tội phạm thì có thời hạn tạm giam khác nhau.
Nếu xét thấy người phạm tội không gây nguy hiểm cho xã hội, không có căn cứ cho rằng người phạm tội có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì cơ quan công an có thể không tạm giam người phạm tội, cho tại ngoại có thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cư trú,…
Do đó, để biết chính xác trong trường hợp này thì gia đình bạn nên tới cơ quan điều tra để hỏi rõ cơ quan điều tra về việc cho người này tại ngoại là như thế nào?
4. Thời hạn giải quyết tin tố giác và điều tra vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi bị 3 người cầm mã tấu và ống tép sắt và ly thủy tinh đánh và chém tôi làm cho tôi hư một con mắt phải và thương tật là 26%. Tôi có làm đơn thưa về vụ tôi bị người ta đánh và chém và xã đã nhận đơn thư của tôi. Sau 2 tháng, tôi có lên xã hỏi về vụ tôi bị người ta đánh, công an xã A, mới nói là vụ việc của tôi nghiêm trọng nên chuyển hồ sơ của tôi ra Thị xã B, để điều và xử lý theo pháp luật. Tôi mới ra thị xã hỏi thì công an thị xã kêu tôi phải chờ cho họ điều tra và rồi tôi cũng chờ. Đã hơn 4 tháng rồi công an thị xã mới điện cho tôi và mời tôi ra để lấy lời khai và kêu tôi phải đưa toàn bộ những tờ giấy chứng nhận thương tích và cung cấp thêm thông tin để tiện việc điều tra. Sau khi tôi về nhà cũng được 10 ngày nhưng tôi không thấy có anh công an nào gọi điện cho tôi, tôi ra công an thị xã hỏi, có anh H mới dẫn tôi đi giám định, giám định xong tôi có hỏi anh H giám định xong rồi vậy khi nào mới xét xử, anh H có nói với tôi khi nào có kết quả giám định thì khoản 2 tháng, anh H sẽ họp với lãnh đạo rồi mới đưa ra xét xử. Cho đến thời gian này vẫn chưa được xử lý. Thưa luật sư, từ ngày tôi bị đánh tôi đem đơn thưa kiện lên xã, là 2 tháng, rồi từ xã chuyển đơn kiện của tôi ra thị xã thêm 2 tháng nữa, như vậy là 4 tháng, công an thị xã mới dẫn tôi đi giám định, giám định xong rồi tôi chờ thêm mấy tháng nữa, rồi mới đưa cho tôi 1 tờ giấy Quyết định khởi tố vụ án, rồi kêu tôi chờ thêm 4 tháng nữa. Cho đến thời gian này còn 3 ngày nữa là tròn 1 năm mà vẫn chưa được xét xử. Thưa luật sư, nhà tôi có 2 mẹ con và 1 đứa cháu trai 4 tuổi ở chung với nhau, tôi là lao động chính trong gia đình vì tôi không đủ sức khỏe nên công ty cho tôi nghỉ việc, do tôi bị chém và đánh quá nhiều trên phần đầu nên tôi không còn có sức khỏe để đi làm công ty như ngày tôi chưa bị đánh!
Xin luật sư tư vấn thủ tục tố tụng như trên có đúng không?
Luật sư tư vấn:
* Thời gian giải quyết tin tố giáo, tin báo về tội phạm: Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
Theo thông tin bạn cung cấp, từ ngày bạn đem đơn tố cáo lên xã là 2 tháng, xã chuyển đơn ra thị xã là 2 tháng, công an thị xã đưa bạn đi giám định, sau đó chờ thêm vài tháng mới có quyết định khởi tố vụ án hình sự, tổng thời gian là quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tin tố giác. Như vậy cơ quan công an thị xã B vi phạm thời hạn giải quyết tin tố giác tội phạm.
* Thời hạn điều tra:
Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn tại cho sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Theo thông tin bạn cung cấp, có một nhóm người dùng mã tấu và óng tép sắt và ly thủy tinh đánh và chém bạn làm cho bạn hư mắt phải và thương tật là 26%, hung khí mã tấu và ống tép sắt là hung khí nguy hiểm. Với tỷ lệ thưởng tật là 26%, thì người đánh bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, đây được xác định là tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999.
Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định thời hạn điều tra vụ án hình sự như sau:
“1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.[…]”
Theo quy định trên, thời hạn điều tra đối với vụ án của bạn không quá 3 tháng điều tra, trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp thì có thể gia hạn điều tra 2 lần, lần 1 tối đa không quá 03 tháng, lần thứ 2 không quá 02 tháng. Như vậy, tổng thời hạn điều tra là 08 tháng.
Theo thông tin bạn cung cấp, sau 2 tháng gửi đơn đến công an xã thì được chuyển đến công an thị xã, sau khi nhận hồ sơ từ công an xã tới nay khoảng trên 10 tháng tuy nhiên vụ việc của bạn vẫn chưa được giải quyết.
Như vậy, nếu công an thị xã điều tra trong thời hạn 08 tháng thì việc điều tra không vi phạm; nếu quá 08 tháng thì trong trường hợp này là vi phạm thủ tục tố tụng.
5. Thu thập chứng cứ phục vụ điều tra vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi: Nếu tôi bị bắt vì tình nghi bán ma túy nhưng công an giữ của tôi hai cái điện thoại nói là để điều tra nhưng không điều tra được vì tôi không làm việc đấy. Nhưng họ thả tôi về mà không trả lại hai cái điện thoại của tôi. Vậy tôi phải làm thế nào để lấy lại hay họ được phép lấy? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 64 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 quy định về chứng cứ trong vụ án hình sự như sau:
“Điều 64. Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
…”
Điều 74
“Điều 74. Vật chứng
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.”
Luật sư tư vấn pháp luật xử lý vật chứng trong vụ án hình sự:1900.6568
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị công an bắt vì tinh nghi bán ma túy nhưng công an không có căn cứ về việc bạn thực hiện hành vi bán ma túy, trên thực tế, như bạn đề cập, bạn cũng không có hành vi bán ma túy, công an cũng đã trả tự do cho bạn nhưng vẫn giữ lại hai chiếc điện thoại của bạn đề điều tra. Do đó, nếu cơ quan điều tra – công an có căn cứ để xác định hai chiếc điện thoại của bạn có tính chất của chứng cứ, có dấu vết tội phạm có liên quan đến vụ án thì cơ quan điều tra có quyền tạm giữ hai chiếc điện thoại của bạn lại để phục vụ quá trình điều tra. Đồng thời Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định về việc xử lý vật chứng với nội dung như sau:
– Nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
– Nếu vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
– Nếu vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
– Nếu vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
– Nếu vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
– Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định trả lại những vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Theo đó, nếu hai chiếc điện thoại của bạn không phải là công cụ phương tiện phạm tội, thuộc sở hữu hợp pháp của bạn thì bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền trả lại khi xét thấy việc trả lại chứng cứ không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan điều tra đang tạm giữ điện thoại của bạn để yêu cầu trả lại khi có căn cứ.