Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án? Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu?
Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ án là vô cùng quan trọng, bên cạnh việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp, xác định thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và xác định thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu. Việc xác định thẩm quyền Tòa án theo mỗi loại có những lý do và có những ý nghĩa riêng và được pháp luật quy định rất rõ. Vậy thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu”
– Cơ sở pháp lý:
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án.
– Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Theo đó, nhiệm vụ của
– Theo đó, Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng. Tòa án nhân dân sẽ phải căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Khi Tòa án ra quyết định, bản án thì thì khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
– Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án. Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của Tòa án, thẩm quyền dân sự của Tòa án. Theo đó, thẩm quyền dân sự của Tòa án có những đặc trưng cơ bản như sau:
– Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận giữa các chủ thể với nhau.
– Thẩm quyền dân sự của Tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan v.v. thì Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự. Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của Tòa án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thoả thuận của họ về những vấn đề có tranh chấp.
2. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.
– Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định tại Điều 40
+ Trường hợp 1: Nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Quy định về việc xác định Tòa án theo yêu cầu của nguyên đơn trong trường hợp này là hợp lý, bởi lẽ trên thực tế có rất nhiều những trường hợp mà bên nguyên đơn, người yêu cầu không biết rõ được địa chỉ, nơi cư trú hoặc nơi làm việc, trụ sở làm việc của bị đơn do bị đơn đã bỏ trốn hoặc trốn tránh nghĩa vụ, thì đối với trường hợp này nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết để đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, người yêu cầu.
+ Trường hợp 2: Nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. Đối với trường hợp này, là tranh chấp phát sinh giữa cá nhân(tổ chức) với tổ chức( chi nhánh) khi chi nhánh đang là bị đơn, là bên thụ động thì nguyên đơn ( bên chủ động) sẽ yêu cầu Tòa án nơi tổ chức đó có trụ sở, hoặc nơi tổ chức có chi nhánh để được giải quyết.
+ Trường hợp 3: Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. Thông thường thì nguyên đơn sẽ nộp đơn khởi kiện, hoặc yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc nguyên đơn yêu cầu giải quyết những tranh chấp về cấp dưỡng thì nguyên đơn cũng có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Tòa án nơi nguyên đơn đang cư trú, làm việc, có trụ sở. Điều này được quy định nhằm bảo đảm về những quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn mặc dù không có thông tin cũng như không biết được nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của bị đơn.
+ Trường hợp 4: Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết. Việc giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng không nhất thiết phải yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn mà đối với trường hợp này, dựa trên căn cứ tại nơi xảy ra thiệt hại thực tế hoặc nơi nguyên đơn đang cư trú, làm việc, có trụ sở thì nguyên đơn có thể căn cứ vào đó để yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn khi có thiệt hại xảy ra.
+ Trường hợp 5: Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt
+ Trường hợp 6: Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
+ Trường hợp 7: Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. Việc quy định về Tòa án nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết những tranh chấp về bất động sản là hợp lý, bởi vì khi giải quyết những tranh chấp về bất động sản thì cơ quan Tòa án phải có những căn cứ, thông tin chính xác về bất động sản đó thì mới có thể tiến hành giải quyết được.
– Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về những trường hợp mà người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, theo đó:
+ Trường hợp 1: Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết. Đây là những yêu cầu về dân sự và để đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu thì trong những trường hợp này, người yêu cầu có quyền được yêu cầu Tòa án nơi mình đang cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc có tài sản của người bị yêu cầu để tiến hành giải quyết.
+ Trường hợp 2: Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết. Về bản chất, việc đăng ký kết hôn do các bên tự thỏa thuận với nhau, các bên có thể thỏa thuận đăng ký kết hôn bên vợ hoặc bên chồng, tuy nhiên trong trường hợp đăng ký kết hôn trái pháp luật( có thể là vi phạm về điều kiện kết hôn, hoặc kết hôn không đúng thẩm quyền,…) thì khi yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật, người yêu cầu có thể căn cứ vào nơi cư trú một trong các bên để yêu cầu giải quyết.
+ Trường hợp 3: Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết. Trong trường hợp này, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án và yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú để giải quyết về việc yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn, để nhằm bảo đảm về quyền và lợi ích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu trong quá trình yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, có thể thấy việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự. Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các Tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi Tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.