Căn cứ khoản 2 Điều 33 BLTTDS SĐBS 2011 thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm đối với các yêu cầu sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 33 BLTTDS SĐBS 2011 thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm đối với các yêu cầu sau:
Thứ nhất, yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 BLTTDS.
Theo đó, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về: Tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
BLTTDS sửa đổi, bổ sung 2011 đã có những bổ sung về thẩm quyền dân sự sơ thẩm của Tòa án cấp huyện đối với một số yêu cầu như yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Việc bổ sung những yêu cầu này thuộc thẩm quyền giải quyết của
Thứ hai, yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 BLTTDS.
Theo đó, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các yêu cầu về hôn nhân và gia đình như: Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn; công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Nhìn chung, những yêu cầu thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án cấp huyện được pháp luật quy định tương đối phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán, đội ngũ cán bộ Tòa án, các điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nhằm giảm bớt gánh nặng cho Tòa án cấp tỉnh.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện trong việc giải quyết việc dân sự bó hẹp hơn so với thẩm quyền của Tòa án cấp huyện trong việc giải quyết vụ án dân sự. Trước hết, các tranh chấp tại Điều 25, 27, khoản 1 Điều 29, khoản 1 Điều 31 BLTTDS đều thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện trong khi đối với yêu cầu, thì Tòa án cấp huyện chỉ có thẩm quyền đối với một số yêu cầu về dân sự và hôn nhân, gia đình, còn các yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.
>>> Luật sư
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, không phải bất cứ trường hợp nào có đương sự, tài sản ở nước ngoài hay cần ủy thác tư pháp thì đều thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh. Trong trường hợp:
“Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.”