Thẩm quyền của Hiệu trưởng trong việc quản lý giáo viên trong trường. Chuyển giáo viên thành nhân viên làm công tác giáo vụ có đúng không?
Hiệu trưởng có thể xem là người đầu tàu trong việc dẫn dắt, lèo lái cho cả con thuyền đi đến đích trong công cuộc trồng người. Vậy hiệu trưởng có những thẩm quyền gì trong việc quản lý giáo viên trong trường, đây là câu hỏi của rất nhiều giáo viên đang vướng mắc, trong bài viết dưới đây của
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư! Cho em hỏi: Hiệu trưởng có quyền ra quyết định để chuyển giáo viên thành nhân viên làm công tác giáo vụ không. Em cám ơn luật sư. Kính mong luật sư trả lời giúp em.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ:
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông:
– Căn cứ Điều 19 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng như sau:
1.Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng :
Theo điều 19 của thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng có quyền xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước đồng thời cũng là người xây dựng các quy hoạch lâu dài để phát triển trường học nơi nhà trường mình quản lý, cụ thể như sau.
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng:
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;
b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, căn cứ Điểm đ Điều 19 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, tường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, tường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có quyền hạn, trách nhiệm quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký
>>> Luật sư
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng tại các trường đại học:
Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học, giám đốc học viện, đại học (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) là người đại diện cho cơ sở giáo dục đại học trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Hiệu trưởng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận. Thường thì nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
1. Tiêu chuẩn hiệu trưởng:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm;
b) Có trình độ tiến sĩ đối với hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, đại học; có trình độ thạc sĩ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;
c) Có sức khoẻ tốt. Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập bảo đảm để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng:
Căn cứ Khoản 3, Điều 20 của
a) Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;
b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học;
c) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;
d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý;
đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định;
g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học;
h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;
i) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”
Theo nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
a)Thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học, phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật có liên quan. Trường hợp nhiệm kỳ của hiệu trưởng kết thúc đồng thời với nhiệm kỳ của hội đồng trường thì hiệu trưởng được kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ cho đến khi cơ quan quản lý trực tiếp công nhận hiệu trưởng của nhiệm kỳ kế tiếp, trên cơ sở đề nghị của hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp.
b) Sau khi quyết định nhân sự hiệu trưởng, hội đồng trường gửi tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp; trong đó nêu rõ quy trình xác định nhân sự hiệu trưởng theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và các minh chứng kèm theo; sơ yếu lý lịch, văn bản đồng ý của người được đề nghị công nhận hiệu trưởng;
Như vậy, pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng không có quy định cụ thể về vấn đề được phép điều động, chuyển giáo viên thành nhân viên giáo vụ. Tuy nhiên, bạn là giáo viên trường học nếu được tuyển dụng và làm việc theo hợp đồng làm việc thì áp dụng quy định của Luật viên chức năm 2010. Theo đó, bạn làm việc theo hợp đồng làm việc thì công việc được tuyển dụng phải phù hợp với công việc thực tế và hợp đồng việc làm. Nếu như công việc làm nhân viên giáo vụ hoàn toàn không đúng với vị trí công việc giáo viên mà bạn được tuyển dụng và làm việc theo hợp đồng làm việc thì việc điều động của hiệu trưởng là không đúng theo giao kết đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp đó bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
– Căn cứ Khoản 5 Khoản 6 Điều 29 Luật viên chức năm 2010 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:
“5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”