Khi phát hiện có hành vi gây mất trật tự an ninh xảy ra trước đó và không thuộc địa bàn mình quản lý thì công an xã ở địa bàn đấy có được xử lý hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trưa ngày 25.8.2013, cháu có gọi điện cho bạn cháu là Đ nói rằng sẽ đi xuống Hải Dương, vào nhà nói chuyện với bố mẹ Đ. Khi đến gần nhà Đ, cháu có gọi điện cho Đ ra ngoài nói chuyện trước nhưng Đ không ra, mặc dù cháu đã nhắn rất nhiều tin và gọi nhiều cuộc. Được khoảng 30 phút sau, Đ đi ra, cháu lấy xe máy chạy theo, đi được một vòng quanh làng bỗng dưng bố Đ xuất hiện chặn đầu xe cháu, rút chìa khoá và gọi khoảng 5-6 người nữa đến và giữ cháu, có cả người tự xưng là công an xã và mặc trang phục Công an xã. Sau đó, họ áp giải cháu về nhà, cháu yêu cầu trả chìa khoá xe để cháu rời khỏi đây nhưng nhiều Công an xã ngăn không cho cháu đi, sau đó họ giải cháu ra uỷ ban xã để làm việc. Họ bắt cháu viết lời khai về mục đích xuất hiện ở đây. Cháu có đọc được bản trình báo của mẹ Đ với công an xã là cháu “đe doạ” bố mẹ Đ qua điện thoại nhiều lần, tuy nhiên cháu có gọi điện về gia đình 04 lần, vào khoảng tháng 05, 06 và 13.08.2013 do bị Đ đánh để thông báo cho gia đình Đ biết. Khi yêu cầu xuất trình chứng minh thư nhân dân, cháu không xuất trình được do bị mất mà chỉ có giấy phép lái xe. Cháu hỏi trưởng Công an xã tại sao cháu bị tạm giữ lúc thì công an xã nói cháu “gây mất trật tự an ninh” lúc lại nói “không có giấy chứng minh nên giữ lại để xác minh”. Họ giữ cháu đến 4 tiếng đồng hồ. Họ bắt cháu viết tường trình và lập 02 biên bản, 1 là biên bản làm việc nói cháu “gây mất trật tự an ninh” (Nguyên văn từ trong văn bản), cháu không đồng ý với nội dung văn bản và muốn bổ sung vào nhưng họ ép cháu ký vào không được bổ sung gì thì sẽ thả ra ngay. Một biên bản xứ lý vi phạm hành chính về tội “gây rối trật tự an ninh”. Cháu lại bị ép ký nhưng cháu ký nhầm sang người thiệt hại, họ lấy bút xoá xoá đi rồi bảo cháu ký lại. Cháu với Đ học cùng trường, cháu có cho Đ mượn tiền nhiều lần (không có giấy tờ), sinh ra xích mích nhiều lần to tiếng dẫn đến đánh nhau. Xin Luật sư cho cháu hỏi:
1. Trong trường hợp này cháu có vi phạm luật gì không? Nếu vi phạm thì cháu vi phạm gì? Quy định tại văn bản luật nào?
2. Hành vi tạm giữ người của Công an xã có đúng thủ tục, thẩm quyền không? Nếu hành vi của gia đình Đ và công an xã sai thì cháu có thể khởi kiện theo thủ tục như thế nào và tội danh gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì, bạn và D trước ngày 25/8 có sinh ra xích mích nhiều lần to tiếng dẫn đến đánh nhau, có gọi điện về gia đình Đ để thông báo cho gia đình Đ biết bạn bị Đ đánh, nhưng ngày 25/8 thì không có sự việc gì xảy ra trước khi bạn bị công an xã bắt. Như vậy, việc công an xã tại Hải Dương tạm giữa để xử phạt hành chính bạn là không có căn cứ vì theo khoản 8 Điều 9 Pháp lệnh công an xã thì: “8. Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.” Theo như thông tin bạn cung cấp thì tại Hải Dương không có hành vi gây mất trật tự an ninh thì công an xã không có thẩm quyền xử lý.
Căn cứ vào Điều 20 Hiến pháp năm 2013 đã quy định:
“ 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định…”
Như vậy, việc công an xã khi bắt người để tạm giữ trong quá trình tạm giữ để xử lý vi phạm hành chính thì không có quyền ép ký vào biên bản xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy việc ép buộc người khác nhận tội (ép cung) là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Bạn có thể tự mình hoặc nhờ người thân tố cáo lên ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc theo quy định tại Điều 23 Pháp lệnh công an xã quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
“Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về Công an xã theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Công an xã;
2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công an xã;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo tổ chức, hoạt động của Công an xã theo thẩm quyền và theo hướng dẫn của Công an cấp trên; bố trí trụ sở hoặc nơi làm việc cho Công an xã; cấp kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên;
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.”
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.