Khái quát về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời? Thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời được ghi nhận trong
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
1. Khái quát về áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là các biện pháp do pháp luật quy định và được Tòa án áp dụng để tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm thi hành án, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự.
Trong các tố tụng dân sự, các tranh chấp, yêu cầu dân sự phát sinh rất đa dạng, phong phú, các tình tiết và mức độ phức tạp của mỗi vụ án là không giống nhau, nên mỗi tình thế khẩn cấp khác nhau đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết khác nhau nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời có hai tính chất là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Hai tính chất này của biện pháp khẩn cấp tạm thời chi phối các quy định về diều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng và các cơ chế bảo đảm sự đúng đắn của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời buộc tòa án phải nhanh chóng áp dụng, thay đổi, hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các điều kiện do luật định.
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự là việc Tòa án xét các căn cứ, thủ thục về biện pháp khẩn cấp tạm thời để ban hành một hoặc nhiều quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc ra quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Theo khái niệm trên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả việc thay đổi, sửa đổi bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự mang nhưng đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và mang những đặc điểm riêng như sau:
– Đa số các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trên cơ sở quyền yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp nhằm đáp ứng yêu cầu cáp bách của đương sự.
– Chủ thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
– Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nhanh chóng, kịp thời, nhưng chỉ có hiệu lực thi hành tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định.
– Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
2. Thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy đinh tại Điều 112 Bộ luật tố tụng dân sự, cụ thể:
“1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.“
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là hoạt động áp dụng pháp luật, nên phải tuân theo những trình tự, thủ tục luật định. Theo quy định trên, chỉ có tòa án mà cụ thể là Thẩm phán hoặc Hội đông xét xử được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết các cụ án dân sự tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo loại việc, theo cấp và theo lãnh thổ.
Xoay quanh vấn đề về thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, chúng ta phải trả lời được 3 câu hỏi sau:
Thứ nhất, căn cứ phát sinh thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Như đã nói ở Mục 1, đa số các biện pháp khẩn cấp tạm thời đều được áp dụng dựa trên yêu cầu của đương sự, do đó, thẩm quyền áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời trước hết được phát sinh dựa trên đơn yêu cầu của đương sự và được tòa án tiếp nhận, xem xét và giải quyết.
Đối với thẩm quyền hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên cạnh yêu cầu của đương sự, thẩm quyền của tòa án có thể phát sinh từ các yếu tố khác như nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt; Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;….
Bên cạnh thẩm quyền phát sinh từ yêu cầu của đương sự, pháp luật tố tụng dân sự còn ghi nhận và trao cho tòa án quyền được tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với một số biện pháp cụ thể như: Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm,…hầu hết đây đều là những biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể “yếu thế” liên quan trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Thứ hai, thời điểm xác định thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
– Trường hợp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện trước và sau khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án nhưng trước khi mở phiên toà xét xử thì thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc về Thẩm phán được phân phân công giải quyết vụ án. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ và áo dụng pháp luật. Từ đó, việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết vụ án dân sự mới đảm bảo được tính đúng đắn và tuân thủ đúng các quy trình pháp luật tố tụng dân sự.
Cụ thể, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ xem xét yêu cầu có thuộc đối tượng được nội đơn yêu cầu là lý do nộp đơn yêu cầu có thuộc một trong các trường hợp luật định không, bởi không phải trường hợp nào đương sự cũng được nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu mà con ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng.
– Trường hợp yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ được thực hiện tại phiên tòa thì thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bổ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc về Hội đồng xét xử. Cụ thể, Hội đồng xét xử cũng phải xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo, hỏi ý kiến người yêu cầu và người bị yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
Thứ ba, ý nghĩa của quy định về thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được xác định tùy thuộc vào từng thời điểm tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, có thể là thẩm phán được Chánh án chỉ định (nếu chưa thụ lý vụ án), có thể là Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết vụ án dân sự 9nếu đã thụ lý vụ án và trước phiên tòa xét xử), có thể là Hội đồng xét xử (nếu tại phiên tòa) là “tương đối cụ thể, hợp lý, có nhiều điểm tương đồng với quy định của pháp luật nhiều nước”.
Đồng thời, việc quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là xu hướng tất yếu đối với chế định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, đây là cơ sở pháp lý quan trọng xác định đúng phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật trao cho đối với từng chủ thể nhất định (nếu sai thẩm quyền thì văn bản không có hiệu lực). Việc phân chia thẩm quyền theo giai đoạn tố tụng giải quyết vụ án dân sự là hoàn toàn hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo, phức tạp trong thủ tục.