Chào luật sư, tôi đang tìm hiểu về các mẫu hóa đơn xuất nhập khẩu, cụ thể một số vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam mẫu D như thế nào tôi không rõ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đang tìm hiểu về các mẫu hóa đơn xuất nhập khẩu, cụ thể một số vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam mẫu D như thế nào tôi không rõ. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
C/O viết tắt của Certificate of Origin Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ. C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi.
Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D:
– Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT).
– Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.
Về thủ tục cấp C/O mẫu D được quy định tại Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của Việt Nam mẫu D để hưởng các ưu đãi theo"Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM của Bộ Thương mại). Cụ thể như sau:
1. Hồ sơ xin cấp C/O Mẫu D
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D (theo mẫu chung do Bộ Thương mại ban hành) đã được khai hoàn chỉnh (theo Điều 1 của Phụ lục 3)
– Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra) phải phù hợp với các quy chế về xuất xứ quy định tại phụ lục số 1 trong quy chế này và do công ty giám định hàng hoá cấp (quy định trong Phụ lục 4)
– Tờ khai hải quan đã được thanh khoản.
– Hoá đơn thương mại:
– Vận đơn
Trong trường hợp chưa có tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (nhưng phải có tờ khai hải quan đã có chữ ký của cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ) và vận đơn hoặc biên lai nhận hàng, người xin cấp C/O Mẫu D có thể được nợ các chứng từ này nhưng phải có văn bản gửi cơ quan cấp C/O Mẫu D cam kết sẽ nộp các chứng từ này sau. Thời gian được nợ các chứng từ này tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O Mẫu D.
Ba loại giấy (tờ khai hải quan đã được thanh khoản, hóa đơn thương mại, vận đơn) là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của thủ trưởng đơn vị (nếu là tổ chức) hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng (nếu là cá nhân) đồng thời mang theo bản chính để đối chiếu.
Ba (03) tháng một lần, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan cấp C/O Mẫu D tại địa bàn hoạt động của mình về những lô hàng doanh nghiệp bị các nước nhập khẩu từ chối hưởng thuế suất CEPT mặc dù đã được cấp C/O Mẫu D.
Số lượng một bộ C/O Mẫu D: Bộ C/O Mẫu D được bao gồm một (01) bản chính và ba (03) bản sao.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp C/O Mẫu D có thể:
– Yêu cầu người xin cấp C/O Mẫu D cung cấp thêm các tài liệu cần thiết để xác định chính xác xuất xứ hàng hoá theo các tiêu chuẩn của hiệp định CEPT.
– Tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất.
– Kiểm tra lại các trường hợp đã được cấp C/O Mẫu D.
2. Thời hạn cấp C/O Mẫu D
Cơ quan cấp C/O Mẫu D có trách nhiệm cấp C/O Mẫu D trong các thời hạn sau, kể từ khi nhận được hồ sơ xin cấp C/O Mẫu D đầy đủ và hợp lệ:
– 2 giờ làm việc đối với các trường hợp thông thường.
– 4 giờ làm việc đối với các trường hợp mà người xin cấp bị yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu cần thiết để xác định chính xác xuất xứ hàng hoá theo các tiêu chuẩn của hiệp định CEPT.
– Trong trường hợp cơ quan cấp C/O tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất thì thời hạn có thể chậm hơn nhưng không quá bảy (7) ngày làm việc.
3. C/O Mẫu D cấp sau
Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp C/O Mẫu D hoặc vì các trường hợp bất khả kháng của người xin cấp C/O Mẫu D, cơ quan cấp C/O Mẫu D cấp C/O Mẫu D cho hàng hoá đã được giao trong thời hạn không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng, C/O Mẫu D được cấp trong trường hợp này phải ghi rõ “cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng” bằng tiếng Anh: “Issued retroactively”.
4. Cấp lại C/O Mẫu D
Trong trường hợp C/O Mẫu D bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng, cơ quan cấp C/O Mẫu D có thể cấp lại bản sao chính thức C/O Mẫu D và bản sao thứ ba trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đơn xin cấp lại có kèm theo bản sao thứ tự (Quadruplicate) của lần cấp đầu tiên, có ghi vào ô số 12 dòng chữ “sao y bản chính” bằng tiếng anh: “Certified true copy”.
Tuy nhiên, trường hợp hàng hoá không đủ tiêu chuẩn hoặc không xác định được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn của hiệp định CEPT hoặc hồ sơ xin cấp lại không có bản sao thứ tư của lần cấp đầu tiên, cơ quan cấp C/O Mẫu D có quyền từ chối cấp C/O Mẫu D và phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người xin cấp biết trong thời hạn được quy định trên.
Các vấn đề chúng tôi đưa ra trên chỉ mang tính chất khái quát, tiêu biểu, một số vấn đề liên quan bạn có thể tham khảo thêm Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM của Bộ Thương mại.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Xử lý khi mất chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
– Thẩm quyền chấp thuận xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt
– Hồ sơ khai thuế của cá nhân cho thuê nhà
Chuyên viên tư vấn: Hoàng Thị Thu Hiền