Gia súc thuộc sở hữu, quản lý của cá nhân nếu gây ra tai nạn giao thông với người khác thì người này không tránh khỏi trách nhiệm. Vậy thả rông gia súc gây tai nạn giao thông có bị đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Quy định liên quan đến chăn thả gia súc theo pháp luật hiện hành:
Ở các khu vực nông thôn, tình trạng người dân thả rông gia súc tràn ra cả đường giao thông gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông đồng thời cũng gây mất mỹ quan. Thậm chí tình trạng này diễn ra lâu có thể gây ra tai nạn giao thông cho người đi đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe của con người. Để điều chỉnh được vấn đề này Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường bộ đã quy định cụ thể tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 34 đối với trường hợp cá nhân dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải tuân thủ những yếu tố như sau:
– Cá nhân khi thực hiện việc dẫn dắt chúng vật đi trên đường bộ bắt buộc phải súc vật đi sát vào mép đường; đồng thời phải đảm bảo vệ sinh trên đường không làm xấu đến môi trường sống của con người; Đối với trường hợp bắt buộc phải cho súc vật đi qua đường thì phải quan sát thật kỹ và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn cho các phương tiện;
– Đặc biệt là không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới;
Hơn nữa, tại Điểm c Khoản 2 Điều 35 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường bộ cũng đã ghi nhận rõ một số hành vi nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
– Các cá nhân có hoạt động họp chợ, tổ chức mua bán hàng hóa trên đường bộ không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
– Hành vi tận dụng trái phép trên đường bộ để tụ tập đông người thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí hoặc các vấn đề khác;
– Không có sự kiểm soát súc vật mà để thả dông chúng đi trên đường bộ gây cản trở tham gia giao thông;
– Tận dụng diện tích mặt đường bộ để phơi thóc lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để những vật dụng đồ dùng khác trên đường bộ gây cản trở;
– Cá nhân này tiến hành đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
– Ngoài ra, còn có hành vi lắp đặt biệt hiệu, biển quảng cáo hoặc các thiết bị mà vị trí đặt những biển hiệu này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tập trung chú ý khi tham gia giao thông hoặc có thể gây nhầm lẫn, giảm sự chú ý nội dung biển báo hiệu mà được đặt ở đó để định hướng giao thông;
– Một số hành vi khác gây cản trở giao thông;
Với quy định nêu trên hoạt động thả dông ta gia súc là hành vi đang bị pháp luật nghiêm cấm. Vi phạm này diễn ra mà gây cản trở hoặc gây tai nạn giao thông tùy vào tình trạng mức độ gây thiệt hại mà sẽ có hình thức xử lý khác nhau.
2. Thả rông gia súc gây tai nạn giao thông có bị đi tù không?
Như đã phân tích, hoạt động thả rông gia súc mà gây tai nạn giao thông có thể áp dụng các hình thức xử phạt tùy thuộc vào tính chất mức độ có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử phạt hành chính hoặc thậm chí là bị truy tố hình sự, cụ thể:
2.1. Xử phạt hành chính:
Liên quan đến mức xử lý hành chính thì căn cứ theo
– Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng nếu thực hiện việc điều khiển hoặc dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường mà Nhà nước đã quy định;
Ngoài ra, để cho súc vật này đi vào khu vực đường cấm ở khu vực cấm đi vào phần đường của xe cơ giới cũng là đang vi phạm; Người thực hiện, điều khiển hoặc dẫn dắt súc vật này để súc vật đi trên đường bộ không đảm bảo sự an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; – Hành vi vi phạm của các cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu hành vi kéo súc vật chạy sau khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
– Thậm chí hành vi của một người điều khiển, dẫn súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định thì mức phạt tiền cao nhất lên đến từ 400 đồng đến 600.000 đồng;
– Mức xử phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý khai thác bảo trì, bảo vệ cơ cấu hạ tầng giao thông đường bộ được hướng dẫn tại Điều 15 của
2.2. Truy tố trách nhiệm hình sự:
Xem xét trên thực tế, nếu chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu sử dụng súc vật, chăn thả gia súc, dẫn dắt gia súc trên đường không phù hợp theo đúng quy định và dẫn đến hậu quả là gây tai nạn và làm chết người thì chủ sở hữu người chiếm hữu sử dụng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Căn cứ vào những yếu tố câú thành mà cá nhân có thể bị truy tố về tội vô lý làm chết người được quy định tại Điều 128
Theo đó, nếu mà tai nạn giao thông dẫn đến một người chết thì người chủ sở hữu sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; đối với trường hợp hành vi phạm tội mà làm hai người chết trở lên thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Ngoài ra, cá nhân cũng có trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Căn cứ được để áp dụng trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại phải được thực hiện theo Điều 603
3. Có được hưởng án treo khi chủ sở hữu gia súc gây tai nạn giao thông?
Như đã biết, Hành vi thả rông gia súc gây tai nạn giao thông mà dẫn đến chết người có thể bị truy tố về tội vô ý làm chết người. Cá nhân có đầy đủ các yếu tố điều kiện được quy định thì có thể được hưởng án treo. Điều kiện để người bị kết án phạt tù được hưởng án treo được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP, cụ thể:
– Cá nhân này bị xử phạt tù với mức phạt là không quá 3 năm;
– Quá trình xem xét nếu nhận thấy người này có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên;
– Nếu cơ quan có thẩm quyền xem xét thấy cá nhân đảm bảo điều kiện là có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lêntrong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự;
Đối với trường hợp cá nhân có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì để đảm bảo được hưởng án treo cá nhân phải có số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự;
– Nơi cư trú cũng là một trong các điều kiện quan trọng để xem xét hưởng án treo đối với lỗi vô ý làm chết người. Nếu người này có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục thì là một điểm lợi trong việc xem xét án treo hơn nếu không có;
Hiện nay, nơi cư trú có thể hiểu là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định được xác định là địa điểm mà người phạm tội làm việc mà thời gian đảm bảo từ 01 năm trở lên thực hiện theo
– Tùy từng trường hợp, cơ quan có thẩm quyền xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu có cơ sở rằng người phạm tội có khả năng tự cải tạo và hành vi của họ gây ra cũng như việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, cá nhân là chủ sở hữu/sử dụng của gia súc mà khi thực hiện chăn dăt hoặc thả rông chúng đi lại trên đường mà gây tai nạn chết người có thể được hưởng án treo nếu đảm bảo điều kiện được phân tích trên.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường bộ;
– Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.