Thú vui diều sáo đã có từ xa xưa, ngày nay chơi diều sáo còn gợi nhớ về một quá khứ tuổi thơ đầy kỷ niệm. Thế nhưng ở một khía cạnh nào đó, trò chơi dân gian này cũng mang lại rất nhiều phiền phức. Vậy thả diều sáo gây tiếng ồn có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Thả diều sáo gây tiếng ồn có bị xử phạt không?
Mùa hè là mùa thả diều, đã từng có một thời, những âm thanh vi vu ngọt ngào phát ra từ những cánh diều sáo đã vơi bớt rất nhiều nỗi nhọc nhằn của người nông dân quanh năm “chân lắm tay bùn”. Có nhiều ý kiến cho rằng, diều sáo chính là nét đẹp truyền thống văn hóa cần được bảo tồn, tuy nhiên những người chơi diều cần nâng cao ý thức của mình, đặc biệt là thả diều ở những nơi vắng người để đảm bảo an toàn cho người khác. Hiện nay khi khoa học ngày càng phát triển, trò chơi này đã bị biến tướng, hàng chục con diều kêu với đủ thứ âm thanh khác nhau tạo nên sự hỗn loạn khiến cho nhiều gia đình mất ngủ, đặc biệt là người già và trẻ em bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Thả diều sáo gây tiếng ồn có bị xử phạt hay không? Tiếng diều sáo đã không còn ngân nga mà trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người với các âm thanh kỳ quái và công sức vô cùng lớn, liên tục suốt ngày đêm. Tiếng sáo phát ra từ cánh diều hoàn toàn có thể gây ra ô nhiễm tiếng ồn cho người dân tại địa phương. Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường. Theo đó, có thể kể đến một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm:
– Vận chuyển hoặc chôn lấp, có hành vi đổ, thải, đốt các loại chất rắn, đốt các loại chất thải nguy hại không đúng quy trình, trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Có hành vi xả nước thải, xả khí thải chưa qua xử lý, chưa đạt quy chuẩn pháp luật trực tiếp ra môi trường dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường;
– Phát tán hoặc thải ra môi trường các loại chất độc hại, virút độc hại có khả năng lây lan gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, lây nhiễm trong động vật, vi sinh vật chưa qua kiểm dịch, xác các loại súc vật chết do dịch bệnh, hoặc do các loại tác nhân gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, quá trình sinh sống của sinh vật và tự nhiên;
– Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá mức cho phép theo quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có hành vi xả thải khói bụi, khí có mùi độc hại vào không khí;
– Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về môi trường;
– Có hành vi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, có hành vi quá cảnh các loại chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức khác nhau;
– Có hành vi nhập khẩu trái phép các loại phương tiện máy móc, các trang thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ hoặc tái chế;
– Không thực hiện các biện pháp và hoạt động phòng ngừa kịp thời, ứng phó khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Có hành vi che giấu, có hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm sai lệch thông tin, có hành vi gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới môi trường;
– Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm độc hại, gây nguy hại đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến sinh vật và tự nhiên, có hành vi sản xuất hoặc sử dụng các nguyên vật liệu xây dựng chứa các yếu tố độc hại vượt quá mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
– Có hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, có hành vi tiêu thụ các loại chất làm suy giảm tầng ozone tại các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về các chất làm suy giảm tầng ozone;
– Phá hoại hoặc xâm chiếm trái phép các di sản thiên nhiên, phá hoại hoặc xâm chiếm các công trình, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường;
– Lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Theo đó thì có thể nói, hành vi thả diều sáo gây tiếng ồn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường. Vì vậy, hành vi thả diều sáo gây tiếng ồn sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng.
2. Hành vi thả diều sáo gây tiếng ồn bị xử phạt như thế nào?
Hành vi thả diều sáo gây tiếng ồn là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Hành vi thả diều sáo gây tiếng ồn sẽ bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đảm bảo sự yên tĩnh chung. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Gây tiếng động lớn, có hành vi làm ồn ào, huyên náo tại các khu vực dân cư hoặc các nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22.00 ngày hôm trước đến 06.00 sáng ngày hôm sau;
– Không thực hiện các quy định về giữ gìn sự yên tĩnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại các khu vực nhà điều dưỡng, trường học hoặc những nơi mà pháp luật có quy định bắt buộc phải giữ gìn sự yên tĩnh chung;
– Bán hàng ăn uống hoặc bán hàng nước giải khát quá giờ quy định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó thì có thể nói, người nào có hành vi thả diều sáo gây tiếng ồn tại các khu dân cư hoặc nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22.00 ngày hôm trước đến 06.00 sáng ngày hôm sau thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA;
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA;
– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gây tiếng ồn với mức độ vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên;
Như vậy có thể nói, hành vi thả diều sáo gây tiếng ồn tùy thuộc vào mức độ tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật khác nhau mà có thể sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 160.000.000 đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi thả diều sáo gây tiếng ồn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, và tiếp đến năm 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức phạt tiền nêu trên, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, và tiền đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, và tiền đến 37.500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội, tước quyền sử dụng giấy phép học lớp chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Như vậy có thể nói, hành vi thả diều sáo gây ồn ào huyên náo tại các khu dân cư hoặc nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22.00 ngày hôm trước đến 06.00 sáng ngày hôm sau sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường.