Pháp nhân là gì? Tên gọi của pháp nhân? Quy định về tên gọi của pháp nhân?
Ngoài cá nhân tham gia vào các quan hệ dân sự thì còn có các cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác. Để các tổ chức tham gia vào các quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể riêng biệt trong các quan hệ xã hội nói chung, các quan hệ pháp luật nói riêng, các tổ chức này phải có các điều kiện do pháp luật quy định. Do đó, pháp luật dân sự đã đưa ra khái niệm pháp nhân nhằm phân biệt với những chủ thể là cá nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Khi thành lập pháp nhân thì pháp nhân đó phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà pháp luật đã quy định, trong đó phần tên gọi của pháp nhân là vô cùng quan trọng và pháp luật đã quy định rất rõ về vấn đề này. Vậy tên gọi của pháp nhân là gì? Quy định về tên gọi của pháp nhân được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến :” Tên gọi của pháp nhân? Quy định về tên gọi của pháp nhân?”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Pháp nhân là gì?
– Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp luật ở các nước chỉ dừng lại ở việc quy định các dấu hiệu của pháp nhân. Những dấu hiệu của một tổ chức có tư cách pháp nhân được xác định như sau:
– Sự tồn tại độc lập của pháp nhân mà không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong pháp nhân đó. Vì vậy, pháp nhân được được coi là “cá thể riêng biệt”, có ý chí riêng, có “đời sống” riêng, không trùng hợp với ý chí và đời sống của thành viên pháp nhân đó.
– Điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự. Các điều kiện của pháp nhân được xác định tại Điều 74 BLDS năm 2015
+ Điều kiện 1: Được thành lập một cách hợp pháp – Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ v tục do luật định. Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận dưới các dạng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận. Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập các tổ chức chi phối đến các tổ chức tồn tại trong xã hội. Việc công nhận sự tồn tại một tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức đó có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không. Một khi sự tồn tại của hông. một tổ chức (không chỉ là tổ chức chính trị) có nguy cơ đến sự tồn tại của nền tảng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp thống trị thì Nhà nước không cho phép nó tồn tại. Bởi vậy, chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự tồn tại mới có thể trở thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Trong thực tiễn mỗi pháp nhân được thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân đó (quyết định thành lập, cho phép, công nhận).
+ Điều kiện 2: Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Trước tiên, tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó (doanh nghiệp, công tỉ, bệnh viện, trường học, hợp tác xã.) phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhằm biến một tập thể người thành một thể thống nhất (một chủ thể) có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập. Việc chọn lựa hình thức tổ chức như thế nào căn cứ vào mục hôi nhi thế nào của cá đích, nhiệm vụ của tổ chức đó, căn cứ vào cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức, ngoài ra có thể còn do tính chất, truyền thống về loại hình tổ chức và cả loại tên gọi của các tổ chức đó. Thống nhất về tổ chức được quy định trong quyết định thành lập, trong điều lệ mẫu, trong các văn bản pháp luật, trong điều lệ của từng loại tổ chức hay từng tổ chức đơn lẻ.
Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Một tổ chức độc lập hoàn toàn theo nghĩa rộng không tồn tại trên thực tế mà bất kì một tổ chức nào cũng bị chi phối theo dạng này hay dạng khác của cá nhân trong tổ chức đó, của các tổ chức khác và của Nhà nước. Sự độc lập của tổ chức được coi là pháp nhân chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với các chủ thể khác. Trong các lĩnh vực này, tổ chức không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, chỉ với sự độc lập mà pháp luật thừa nhận thì một tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Sự tồn tại độc lập của tổ chức còn thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân (kể cả cơ quan pháp nhân). Có rất nhiều tổ chức thống nhất nhưng không độc lập như các phòng, ban, khoa trong các trường trong. học, các tổ chức là một bộ phận của phán nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Điều kiện 3: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình – tài sản độc lập. Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân (như đối với các công ti, các hợp tác xã dù nguồn vốn hình thành có thể khác nhau…) mà có thể được Nhà nước giao cho tổ chức được quyền quản lí của pháp nhân đó. Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản sân của cá nhân – thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác. Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tài sản của pháp nhân được hình thành trên những cơ sở khác nhau dưới dạng được Nhà nước giao để thực hiện chức năng (các pháp nhân là lực lượng vũ trang) được giao theo pháp luật về doanh nghiệp nhà nước; được chuyển giao quyền sở hữu cho các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội; từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp… Tài sản của pháp nhân có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp hoặc các hình thức sở hữu khác nhưng các pháp nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như một chủ sở hữu trong khuôn khổ điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân ghi nhận.
Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản mình. Pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân như một chủ thể độc lập và phải chịu trách nhiệm về những hành vi được coi là “hành vi của pháp nhân”. Cơ quan cấp trên không chịu trách nhiệm thay hoặc trách nhiệm bổ sung cho pháp nhân. Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho cơ quan quản lí cấp trên của pháp nhân hoặc cho thành viên của pháp nhân. Các thành viên của pháp nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân.
Trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm “hữu hạn” trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân. Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như là một chủ thể độc lập.
+ Điều kiện 4: Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước
Việc phân định các điều kiện của pháp nhân thành ba hay 980 i plan or cat tied ou araba nay bốn là tùy thuộc vào cách sắp xếp trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, pháp nhân ở bất cứ hệ thống pháp luật nào ở cũng phải thỏa mãn các điều kiện chung nhất bao gồm: Tiền đề về tổ chức để biến một tập thể người thành một chủ thể độc lập và hợp pháp để tham gia vào các quan hệ pháp luật. Tiền đề vật chất để tham gia vào các quan hệ tài sản và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Tổng hợp các tiền đề tổ chức và vật chất để một tổ chức có tư cách chủ thể tham gia vào các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ của pháp nhân quy định.
Các điều kiện của pháp nhân nêu trên là một thể thống nhất không tách rời nhau, hợp thành tư cách chủ thể của pháp nhân.
2. Tên gọi của pháp nhân? Quy định về tên gọi của pháp nhân?
Khi pháp nhân có đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật, pháp nhân đó phải tiến hành thành lập, đăng ký pháp nhân. Theo đó, pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký pháp nhân sẽ bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật và việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai. Trong đó, khi đăng ký, thành lập pháp nhân thì pháp nhân đó phải nêu rõ đầy đủ nội dung, chi tiết về pháp nhân đó. Về phần tên gọi của pháp nhân, vấn đề này đã được pháp luật dân sự quy định rất rõ ràng tại Điều 78 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau: phần tên gọi của pháp nhân bắt buộc phải có tên bằng tiếng Việt, không được trái với sự trong sáng tiếng Việt.
Pháp nhân có rất nhiều hình thức khác nhau như: pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại, các pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, các pháp nhân là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, do đó để phân biệt và tránh được sự nhầm lẫn giữa các loại pháp nhân nên trong phần tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Trong quá trình pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật, trong các giao dịch dân sự thì pháp nhân phải sử dụng đúng tên của mình đã đăng ký để tham gia, việc đăng ký tên gọi của pháp nhân hợp pháp, đúng theo quy định của pháp luật sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ.