Trong quá trình sử dụng đất mà phát sinh nhu cầu đính chính, thay đổi thông tin thì cá nhân hộ gia đình không được tự ý tẩy xóa, sửa đổi mà cần thực hiện theo đúng thủ tục. Vậy, tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tẩy xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sao không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được gọi là sổ đỏ hoặc sổ hồng là một giấy tờ pháp lý quan trọng ghi nhận quyền sử dụng đất của cá nhân hoặc tổ chức. Để giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp lý phải đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau trong đó có quy định giấy tờ này sẽ không được bị tẩy xoá trái theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp giấy chứng nhận biết tẩy xóa sẽ làm mất đi giá trị pháp lý và không thể sử dụng trong các giao dịch liên quan đến đất đai nhưng chuyển nhượng, tách thửa, thừa kế.. Hành vi tiến hành tại xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm sai lệch đi nội dung ban đầu có thể thông qua các hoạt động như dùng dao, bút xóa để làm mờ hoặc sửa chữa thông tin.
Theo ghi nhận tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì hành vi cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật được xác định là hành vi bị nghiêm cấm. Chính vì vậy, hành vi tự ý tại xóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là vi phạm quy định về giấy tờ chứng từ trong việc sử dụng đất. Cá nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất mức độ. Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền sẽ được áp dụng như sau:
– Đối với trường hợp cá nhân, tổ chức tiến hành tẩy xóa sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng từ trong việc sử dụng đất mà không nằm trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 35 Nghị định này thì mức phạt tiền được áp dụng là từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng;
– Trong trường hợp khai báo không trung thực để được sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc thực hiện việc chuyển đổi chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai lệch nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt tiền sẽ lên cao hơn từ 4 triệu đến 10 triệu đồng;
– Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất là 10 triệu đồng, cá nhân có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bao gồm việc tịch thu tất cả giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai nội dung; các giấy tờ giả đã được sử dụng trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 và 3 của Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP thì cũng sẽ bị tịch thu lại các giấy tờ này;
– Ngoài ra, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được nêu lên trong điều luật này bao gồm việc:
+ Bắt buộc nộp đối với chứng nhận đã cấp sai quy định và thực hiện lại thủ tục hành chính về đất đai theo quy định đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 của Điều 35 Nghị định 91/ 2019/NĐ-CP sửa đổi ;
+ Đối với kết quả từ việc thực hiện sai thủ tục hành chính về đất đai thì sẽ bị hủy bỏ với kết quả này theo quy định đối với trường hợp tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định này;
Với quy định nêu trên, cá nhân tiến hành tẩy xoá giấy tờ thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt với mức vi phạm hành chính đã trình bày nêu trên.
2. Tự ý làm sai lệch nội dung số đỏ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi của cá nhân, tổ chức tự ý thay đổi nội dung liên quan đến sổ đỏ và được sử dụng vì mục đích trái với quy định của pháp luật thì có thể bị truy cứu hình sự theo Điều 34 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận các tài liệu của cơ quan tổ chức. Theo ghi nhận tại điều luật này thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt như phạt tiền, phạt cải tạo không gian giữa đến ba năm và tù từ 6 tháng đến 3 năm; thậm chí mức tù cao nhất có thể lên tới 5 năm tù, cụ thể:
+ Thứ nhất, mức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm và phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm sẽ được áp dụng đối với hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan tổ chức;
Các cá nhân sau khi sử dụng giấy tờ đó đã thực hiện tội phạm hoặc đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn có sự tái phạm;
+ Thứ hai, mức phạt tù 2 năm đến 5 năm sẽ áp dụng đối với hành vi phạm tội thuộc các trường hợp dưới đây: Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội lần thứ hai trở lên; Trên thực tế, sử dụng tất các giấy tờ tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Ngoài ra người còn chỗ còn có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng đồng thời nếu giữ chức vụ hành nghề nhất định thì bị cấm đảm nhiệm những chức vụ hoặc cấm hành nghề nhất định trong khoảng thời gian từ 1 năm đến 5 năm.
3. Thủ tục thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Trong quá trình sử dụng nếu phát sinh nhu cầu sửa chữa các thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần tuân thủ theo đúng quy định mà Nhà nước đã ban hành. Hoạt động thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể thông qua các thủ tục đính chính hoặc thủ tục thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thủ tục này sẽ có thủ tục diễn ra khác nhau cụ thể:
3.1. Khi tiến hành thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
– Xét đến trường hợp thực hiện việc đính chính:
+ Trong quá trình sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà phát hiện có những sai sót về thông tin tên gọi giấy tờ, có sự khác biệt trong giấy tờ ghi thông tin nhân thân người sở hữu đối với thời điểm được cấp giấy chứng nhận. Thông tin sai sót có thể liên quan đến địa chỉ, giới tính…;
+ Hoặc nếu hiện ra những thông tin sai sót về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai, đăng ký đất đai tài sản gắn liền với đất được lưu trữ lại tại cơ quan đăng ký đất đai đã được kiểm tra xác nhận.
– Thủ tục đình chính sẽ được thực hiện bởi các bước sau đây:
+ Cá nhân chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ: Trong trường hợp thông tin bị sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì hồ sơ cần chuẩn bị bản gốc giấy chứng nhận có thông tin bị sai sót, cùng với đó lập nên một đơn đề nghị đính chính giấy chứng nhận ghi rõ thông tin nội dung yêu cầu và nêu lý do;
Đối với trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện giấy chứng nhận đẳng cấp có sai sót thì tiến hành thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu về dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính;
– Hồ sơ đính chính hoặc việc tiến hành nộp lại giấy chứng nhận đa cấp cho văn phòng đăng ký đất đai sẽ được người sử dụng đất chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp;
– Thời hạn các cá nhân được trả kết quả đính chính không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3.2. Thủ tục thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
– Các trường hợp tiến hành thay đổi thông tin: Các cá nhân khi có sự thay đổi về thông tin người được cấp giấy chứng nhận hoặc liên quan đến diện tích thửa đất; Ngoài ra, có thể liên quan đến thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất, thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền trên đất so với nội dung đã đăng ký trước đây tại cơ quan có thẩm quyền;…
– Thủ tục tiến hành thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng:
+ Cá nhân chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau: Thứ nhất, cần chuẩn bị một đơn đăng ký biến động đất đai tài sản gắn liền với đất; cần chuẩn bị sẵn bản gốc giấy chứng nhận đã cấp; Đồng thời cần có một trong số các giấy tờ liên quan đến việc biến động đất đai ví dụ như Diện tích đất thay đổi do bị sạt lở tự nhiên thì cần có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng này,..
+ Chuẩn bị đầy đủ tất cả hồ sơ cá nhân sẽ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu thông qua cơ quan này thực hiện thủ tục thay đổi thông tin, có thể trực tiếp đến bộ phận một cửa của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để nộp hồ sơ;
– Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ trả kết quả trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc; đối với những khu vực xã miền núi hay hải đảo, vùng sâu vùng xa, những khu vực có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian kéo dài không quá 20 ngày.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.