Tạm ngừng kinh doanh chính là tình trạng pháp lý của chính doanh nghiệp mà đang ở trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh. Ngày chuyển sang tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Vậy tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương lao động không?
Mục lục bài viết
1. Tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương lao động không?
Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định tạm ngừng kinh doanh chính là tình trạng pháp lý của chính doanh nghiệp mà đang ở trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh. Ngày chuyển sang tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” chính là vào ngày kết thúc về thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã có tiến hành thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Khoản 3 Điều 206 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp quy định ở trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thực hiện việc thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và cả những người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có những thỏa thuận khác. Theo đó, khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện những vấn đề sau:
– Nộp đủ số tiền thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ;
– Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và cat những người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có những thỏa thuận khác.
Thêm nữa, căn cứ
Ngoài ra, tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp phải ngừng việc thì người lao động được trả lương như sau:
– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động sẽ được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị mà có phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hay là địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì khi đó hai bên sẽ thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận là không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm được tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì những người lao động sẽ được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, Điều 88
– Tạm dừng đóng vào trong quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
+ Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc những người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì khi đó được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
+ Hết thời hạn tạm dừng đóng nêu trên, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho khoảng thời gian tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù sẽ không phải tính lãi chậm đóng.
– Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì khi đó người lao động và người sử dụng lao động sẽ được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định được rằng người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
Như vậy, qua tất cả các quy định nêu trên thì có thể khẳng định được rằng khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp vẫn phải trả đủ lương theo hợp đồng và được đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, trừ khoản quỹ hưu trí, tử tuất (do doanh nghiệp đóng bù), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Phạt hành chính khi tạm ngừng kinh doanh không trả lương lao động:
Theo phân tích ở mục trên, khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp vẫn phải trả đủ lương theo hợp đồng cho người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu như tạm ngừng kinh doanh không trả lương lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Ở tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với người sử dụng lao động mà có hành vi không trả hoặc có trả nhưng lại trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người cho đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người cho đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người cho đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người cho đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Thêm nữa, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền hành chính quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II là mức phạt đối với cá nhân, trong đó bao gồm có cả hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động vừa nêu trên, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, khi tạm ngừng kinh doanh không trả lương lao động thì người sử dụng lao động bị phạt như sau:
– Đối với người sử dụng lao động là cá nhân:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người cho đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người cho đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người cho đến 100 người lao động;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người cho đến 300 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
– Đối với người sử dụng lao động là tổ chức:
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người cho đến 10 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người cho đến 50 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người cho đến 100 người lao động;
+ Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người cho đến 300 người lao động;
+ Từ 80.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Các điều cần làm khi công ty tạm ngừng kinh doanh không trả lương lao động:
Khi công ty tạm ngừng kinh doanh không trả lương lao động thì người lao động cần làm những vấn đề sau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình:
– Gửi yêu cầu trực tiếp đến cho ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương
– Trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì khi đó người lao động phải gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết
– Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động: thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là trong thời gian 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động: cách giải quyết này được tiến hành sau khi mà đã trải qua bước hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động. Đồng thời là chỉ giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động khi cả hai bên đồng ý lựa chọn.
– Khởi kiện ra Toà án: người lao động có thể khởi kiện ra Toà án nếu như thuộc các trường hợp sau đây:
+ Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xâm phạm trực tiếp về những quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khởi kiện tại tòa án.
+ Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà việc khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp.
– Bộ luật Lao động 2019.
THAM KHẢO THÊM: