Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định cụ thể như thế nào? Bảo hiểm xã hội người lao động được đóng ra sao khi tạm hoãn hợp đồng lao động?
Mục lục bài viết
1. Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định vì thuộc các trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật hoặc do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ lao động của các bên, nhất là quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vì vậy,
Khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
“1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.“
Trong trường hợp người lao động đi thực hiên nghĩa vụ quân sự trong thời gian làm việc sẽ được tạm hoãn hợp đồng lao động mà không phải là chấm dứt hợp đồng lao động. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của công dân đối với đất nước nếu đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự, quy định này đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đang thực hiện hợp đồng lao động nhưng vẫn thực hiện được nghĩa vụ với đất nước.
Còn đối với những trường hợp bị tạm giam và tạm giữ thì người lao động sẽ bị quản thúc bởi cơ quan chức năng nên không thể thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động được hoặc trường hợp người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc là những tình huống phát sinh trên thực tế nên ghi nhận điều này trong Luật là điều tất yếu.
Điều 138 Bộ luật lao động 2019 ghi nhận thì lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi sẽ có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Với trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn có thể là lí do bất kì như đi du lịch, do khó khăn…mà người lao động chấp nhận lý do đó.
Nguyên tắc của pháp luật dân sự nói chung và quan hệ pháp luật lao động nói riêng luôn đề cao sự thỏa thuận, ý chí tự nguyện của các bên, chỉ cần sự thỏa thuận này không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Nên ngoài những trường hợp cụ thể pháp luật lao động cho phép được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì còn có các trường hợp khác do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau, và sự thỏa thuận này không thuộc vào những trường hợp cấm theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được công nhận.
Theo quy định trên của pháp luật thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được đương nhiên tạm hoãn thực hiện mà không phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động, việc tạm hoãn hợp đồng theo quy định này sẽ không bị hủy bỏ hay mất hiệu lực hợp đồng cho đến khi hết thời hạn tạm hoãn theo pháp luật quy định hoặc hết thời hạn do hai bên thỏa thuận.
2. Hết thời hạn tạm hoãn người lao động có được nhận lại làm việc?
Hết thời hạn tạm hoãn thì của người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Việc giải quyết hậu quả của việc tạm hoãn được quy định tại Bộ luật lao động 2019:
“Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”
Theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 10
3. Đóng bảo hiểm khi tạm hoãn hợp đồng lao động?
Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH Quyết định ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”
Ngoài ra khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng quy định thêm trong trường hợp người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật.
“7. Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.”
Như vậy, doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, vì vậy doanh nghiệp cũng không phải chi trả bảo hiểm cho người lao động trong thời gian này.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của Quyết định 595/QĐ-BHXH .
Các văn bản pháp luật có bài viết:
– Bộ luật lao động 2019
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật lao động.
– Nghị định 28/2020/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.