Vật chứng là những vật dùng vào việc phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật có liên quan đến hành vi phạm tội cũng như tiền bạc hay tài sản khác có được bằng con đường phạm tội.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một vấn đề mong công ty giúp em tư vấn: Em trai em đã cùng đồng nghiệp trong công ty phối hợp đánh cắp tài sản công ty. Vụ việc bị công ty phát hiện và báo công an bắt giữ tại công ty. Ngày bị bắt, em trai em có mượn chiếc xe máy của em đi làm (xe chính chủ tên em). Hiện tại ban quản lý công ty vẫn giữ chiếc xe đó không cho em tới nhận xe. Bên công an thì nói có thể sẽ bị tịch thu đưa vào công quỹ vì cho rằng xe đó là xe vận chuyển hàng ăn cắp từ công ty ra ngoài. Em muốn hỏi việc thu giữ chiếc xe của em như vậy có hợp lý không? Và khả năng chiếc xe bị tịch thu là có thể không? Có đúng pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Vật chứng là những vật dùng vào việc phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật có liên quan đến hành vi phạm tội cũng như tiền bạc hay tài sản khác có được bằng con đường phạm tội. theo quy định tại Điều 74, Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “ Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.”
Về nguyên tắc, vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
Thẩm quyền xử lý vật chứng:
– Cơ quan điều tra
– Viện kiệm sát
– Tòa án.
Theo Khoản 2 Điều 76 Bộ Luật Tố tụng hình sự, căn cứ vào từng loại vật chứng cụ thể mà pháp luật quy định, việc xử lý vật chứng được thực hiện như sau:
Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy
Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung công quỹ nhà nước
Vật chứng là tiền bạc hoặc tái ản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ nhà nước
Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Luật sư
Khoản 3 điều này cũng quy định việc trả lại tài sản là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của tổ tụng nếu xét thấy nó không làm ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Như vậy, với trường hợp của bạn, tài sản của bạn được em trai mượn thực hiện hành vi phạm tội, có thể được trả lại cho bạn. nếu cơ quan điều tra không chủ động trả lại xe thì bạn có quyền làm đơn đề nghị được nhận lại xe. Sau khi nhận đơn, nếu xét thấy việc tạm giữ xe là không cần thiết thì cơ quan điều tra có quyền trả lại cho bạn
Trường hợp chiếc xe bị hư hỏng hoặc giảm sút giá trị do hành vi phạm tội gây ra thì bạn có quyền yêu cầu người phạm tội bồi thường thiệt hại.
Mục lục bài viết
1. Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải phân loại từng tang vật, phương tiện để bố trí, sắp xếp theo đúng vị trí, thuận tiện cho công tác quản lý, bảo quản.
2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ là những vật mà cơ quan có thẩm quyền tạm giữ không đủ điều kiện về phương tiện, kỹ thuật để di chuyển về nơi tạm giữ hoặc nơi tạm giữ không đủ các điều kiện cần thiết để bảo quản thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ có thể giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc giao cho cá nhân, tổ chức có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quản lý, bảo quản, nếu xét thấy việc giao cho tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quản lý, bảo quản không ảnh hưởng đến việc bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cá nhân, tổ chức được giao quản lý tang vật, phương tiện cần bố trí nơi tạm giữ đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này và phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản được giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng do lỗi của mình gây ra thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Khi giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản, ghi rõ số lượng, chất lượng, khối lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng (nếu có). Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của hai bên và mỗi bên giữ một bản.
2. Trả lại tài sản bị tạm giữ sau khi kết thúc vụ án
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 28/5/2013, vợ chồng tôi tới nhà một người bạn chơi thì đội công an phòng chống ma túy vào khám xét và tạm giữ ba máy laptop của ba đứa. Vụ án đã được đưa ra xét xử vào ngày 8/1/2014 và tôi cũng đã nhận đc bản án, quyết định trả lại đồ cho chúng tôi. Nhưng khi liên hệ bên đội thi hành án dân sự thì lại nhận được câu trả lời là bên tổ điều tra chưa chuyển những đồ trả lại nên không thể gửi giấy mời ba chúng tôi nhận đồ. Luật sư cho tôi hỏi là bên tổ điều tra làm như vậy có vi phạm pháp luật không và chúng tôi phải làm gì để nhận lại tài sản của mình?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Bộ luật tố tụng hình sự:
Điều 140. Căn cứ khámngười, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
Mặt khác, theo quy định tại Luật thi hành án dân sự
Điều 122. Chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ kèm theo bản án, quyết định
1. Vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Toà án chuyển giao bản án, quyết định.
2. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Bên giao có trách nhiệm vận chuyển vật chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản.
3. Việc tiếp nhận tài sản phải có sự tham gia đầy đủ của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, thủ kho, kế toán.
Trong trường hợp này, kể từ khi có bản án, quyết định của tòa án thì phải chuyển giao tài sản.
3. Xử lý trường hợp tạm giữ phương tiện tài sản của người vi phạm
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi vừa rồi e có xuống nhà 1 người bạn chơi trong lúc chờ bạn về thì có công an vào bắt em bạn ấy vì bị truy nã sau khi khám nhà xong bắt em ấy đi nhưng xe em dựng trước nhà cũng bị lấy đi luôn mà chẳng nói gì hết. Em có hỏi họ nói cầm giấy tờ xuống cơ quan mới trả. Nhưng lúc cầm xuống thì lại không cho lấy trong khi em chẳng phạm tội hay liên quan gì tới người bị bắt. Vậy em phải làm sao làm sao giúp em với?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về vật chứng như sau:
“Điều 74. Vật chứng
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.”
– Căn cứ Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét như sau:
“Điều 145. Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét
Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.”
Trong trường có căn cứ nghi ngờ đồ vật là vật chứng của một vụ án thì
Trong trường hợp của bạn, khi bạn bị tạm giữ phương tiện vì phía cơ quan công an có nghi ngờ chiếc xe liên quan đến vụ án thì việc tạm giữ phải được tiến hành theo thủ tục nêu trên.
– Căn cứ Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về xử lý vật chứng như sau:
“Điều 76. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
Luật sư tư vấn thời hạn tạm giữu phương tiện vi phạm:1900.6568
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
Theo Khoản 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nêu trên thì vật chứng bị tạm giữ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Trong trường hợp của bạn, bạn mang biên bản tạm giữ xe cùng với giấy tờ xe lên cơ quan công an có thẩm quyền để lấy lại tài sản bị thu giữ. Trong trường hợp phía cơ quan công an không trả lại xe cho bạn thì bạn có thể làm đơn yêu cầu trả lại xe cho bạn gửi lên cơ quan công an có thẩm quyền