Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Chính vì tính chất quan trọng của các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng mà nhà nước ta rất quan tâm đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này nhằm tránh tình trạng bắt, tạm giữ oan người vô tội hoặc để lọt kẻ phạm tội.
Mục lục bài viết
1. Tạm giữ là gì?
Khái niệm tạm giữ chưa được đưa ra một cách chính thức trong Bộ luật tố tụng hình sự. Qua tham khảo thì có một số quan điểm về tạm giữ như sau:
– Quan điểm 1: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và những ngươi có thẩm quyền áp dụng dối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã.
– Quan điểm 2: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xác minh và để quyết định việc khởi tố bị can, tạm giam hoặc trả tự do cho người bị bắt.
– Quan điểm 3: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự thể hiện việc người hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định tước tự do với thời hạn ngắn đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người có lệnh truy nã nhằm ngăn chặn người bị bắt trố việc điều tra, xác minh và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.
Như vậy, những quan điểm trên đã nêu được nhiều khía cạnh khác nhau của biện pháp ngăn chặn tạm giữ và tương đối thống nhất khi đề cập đến bản chất pháp lý của nó.
Nhưng suy cho cùng, tạm giữ được định nghĩa cụ thể như sau: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do cơ quan và người có thẩm quyền theo pháp luật quyết định hạn chế quyền tự do thân thể trong thời hạn nhất định đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, trường hợp phạm tội quả tang hoặc người đang truy nã, người phạm tội đầu thú, tự thú nhằm ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện cho việc điều tra, xử lý tội phạm.
2. Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn tạm giữ:
– Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc trong hệ thống các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.
– Biện pháp tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS và nó có tính chất cưỡng chế. Tính cưỡng chế thể hiện ở việc biện pháp này mang tính bắt buộc đối với tất cả đối tượng bị áp dụng. Người bị tạm giữ bị tạm thời cách ly khỏi xã hội trong một thời gian, họ bị quản lý trong các cơ sở tạm giữ, bị hạn chế một số quyền cơ bản mà quan trọng nhất có thể kể tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền tự do đi lại.
– Ngoài tính cưỡng chế, biện pháp tạm giữ còn có tính cấp bách. Tính cấp bách thể hiện ở việc đây là biện pháp thường được áp dụng ngay sau biện pháp bắt (trừ trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam), bởi nếu chỉ dừng lại ở biện pháp bắt, trong nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền sẽ không xác định được ngay có đủ căn cứ để khởi tố hay chưa, đủ căn cứ để tạm giam hay không.
– Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự không hoàn toàn là những người đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng mà bao gồm cả những người của các cơ quan nhà nước khác hoặc trong lực lượng vũ trang.
Tạm giữ trong Tiếng anh là “Custody”.
3. Quy định về cách tính thời hạn tạm giữ hình sự:
Thời hạn tạm giữ là khoảng thời gian do luật định cho phép cơ quan có thẩm quyền được tạm giữ người bị nghi là thực hiện tội phạm để quản lý, giám sát, thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự tiếp theo.
Điều 118. Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:
1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
4. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
5. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
4. Phân tích quy định về thời gian tạm giữ:
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định cụ thể hơn
Nếu sau khi người bị bắt được giải đến cơ quan điều tra để giao nhận tại đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ là phù hợp, nhưng trong trường hợp cơ quan điều tra phải cử người đến nơi bắt để nhận người bị bắt cách xa trụ sở cơ quan điều tra, quá trình áp giải người bị bắt về trụ sở thời gian kéo dài.
Trong trường hợp này nếu thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ là thời điểm cơ quan điều tra nhân người bị bắt là không phù hợp, trong nhiều trường hợp khi áp giải được người bị bắt về trụ sở cơ quan điều tra thời gian đã quá 3 ngày. Khắc phục hạn chế này, Điều 118 BLTTHS 2015 quy định thời hạn tạm giữ là không quá 03 ngày kể từ khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
Như vậy, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ là kể từ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt tại trụ sở cơ quan thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ kể từ khi áp giải người bị giữ, bị bắt về trụ sở của cơ quan mình.
Đối với người phạm tội tự thú, đầu thú thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ kể từ khi cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. Bên cạnh đó, quy định trên đã giải quyết được vướng mắc tồn tại trong
Mặt khác, thời hạn tạm giữ trong
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp cần thiết có thể hiểu là những trường hợp sự việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh phải thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau hoặc cần phải có thêm thời gian để làm rõ về hành vi, làm rõ căn cước, lý lịch, nhân thân của người bị tạm giữ.
Còn trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Thông thường, đây là trường hợp đối với vụ án hình sự có nhiều người tham gia, sự việc cần xác minh rất phức tạp mặc dù đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưng vẫn chưa làm rõ được sự việc.
Như vậy, thời gian tạm giữ tối đa được áp dụng đối với một người là 09 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn (đối với quyết định tạm giữ của các cơ quan thuộc Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm…).
Trong thời hạn 12 ngày kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Quy định chặt chẽ như vậy để bảo đảm quyền lợi cho người bị tạm giữ, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền tạm giữ và Viện kiểm sát trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này.
Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Đây là trường hợp không cần gia hạn tạm giữ hoặc đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất hoặc lần thứ hai nhưng vẫn không đủ căn cứ để xác định người bị tạm giữ đã thực hiện tội phạm thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.