Tạm đình chỉ điều tra là việc tạm ngừng tiến hành các hoạt động điều tra đối với vụ án hoặc đối với bị can vì những lý do nhất định. Tạm đình chỉ điều tra được quy định tại điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Vậy tạm đình chỉ điều tra là gì? Trường hợp nào được áp dụng tạm đình chỉ điều tra?
Mục lục bài viết
1. Tạm đình chỉ điều tra là gì?
Tạm đình chỉ điều tra là một giai đoạn điều tra mà do những lý do khách quan cơ quan điều tra phải tạm dừng các hoạt động điều tra nhưng chưa đưa ra những kết luận cuối cùng về kết quả điều tra, chưa khẳng định về việc tiếp tục điều tra hay không.
Khái niệm tạm đình chỉ điều tra theo quy định định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Theo quy định tại Điều 229
Các trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ:
a) Khi cơ quan điều tra chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
b) Khi có kết luận giám định tư pháp mà xác định bị can đang bị bệnh tâm thần hoặc bị can mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
c) Khi thực hiện việc trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
– Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can;
2. Điều kiện cho từng trường hợp tạm đình chỉ điều tra:
Thứ nhất, đối với trường hợp tạm đình chỉ điều tra khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì luật quy định phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Trong trường hợp này, việc tạm đình chỉ điều tra có thể được thực hiện ở bất cứ thời điểm nào.
Theo quy định của Điều luật thì việc tạm đình chỉ là quyền của cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ. Các cơ quan đó có thể không tạm đình chỉ nếu xét thấy, tình tiết bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác không cản trở việc làm sáng tỏ chân lý về vụ án. Tuy nhiên, nếu quyết định tạm đình chỉ vì lý do bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì phải trưng cầu giám định và phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y.
Thứ hai, trường hợp tạm đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra, thường có thể có hai khả năng xảy ra, hoặc là chưa xác định được bị can, hoặc là không biết bị can đang ở đâu.
Điều đó có nghĩa là, để quyết định đình chỉ điều tra trong trường hợp này, cơ quan ra quyết định phải căn cứ vào khoản 1, Điều 172 của Bộ luật tố tụng hình sự và tính chất của vụ án, tội phạm đã được khởi tố và điều tra, để xác định còn thời hạn điều tra hay không. Trong trường hợp này, Điều luật không chỉ xác lập quyền tạm đình chỉ điều tra cho cơ quan tiến hành điều tra hoặc kiểm sát điều tra mà còn xác định đây là nghĩa vụ của các cơ quan điều tra phải tạm đình chỉ điều tra khi thời hạn điều tra đã hết. Vì thế Điều luật chỉ cho phép tạm đình chỉ điều tra khi chưa xác định được bị can mà đã hết thời hạn điều tra. Còn đối với trường hợp đã xác định được bị can, nhưng hết thời hạn điều tra mà không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra. Trong trường hợp đó, để bảo đảm tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự, cơ quan điều tra phải xin gia hạn điều tra.
Thứ ba, hết hạn điều tra ở đây được hiểu là đã hết kể cả thời hạn đã xin gia hạn điều tra theo những quy định tại khoản 2, Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự.
Vì kết quả giám định có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều vấn đề khác của vụ án, đồng thời có thể là chứng cứ quan trọng làm căn cứ để phục hồi điều tra, theo như quy định tại Điều 235, Bộ luật tố tụng hình sự, nên nhà làm luật đã tách một khoản riêng quy định cho trường hợp hết thời hạn điều tra nhưng việc trưng cầu giám định chưa có kết quả. Trong trường hợp đó, mặc dầu các hoạt động điều tra được tạm đình chỉ, nhưng riêng việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Điều luật quy định khả năng tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can trong trường hợp vụ án có nhiều bị can. Theo Điều luật thì chỉ có thể tạm đình chỉ điều tra đối với bị can nào đó trong một vụ án có nhiều bị can, nếu việc tạm đình chỉ đó không liên quan đến tất cả các bị can. Tuy nhiên, cần hiểu chính xác hơn là việc tạm đình chỉ đó không liên quan đến bất cứ một bị can nào khác.
3. Ý nghĩa của việc tạm đình chỉ điều tra:
Ý nghĩa của việc quy định về tạm đình chỉ điều tra là nhằm hạn chế tối đa khả năng kéo dài thời hạn điều tra khi không cần thiết, đồng thời khắc phục việc lạm dụng thời hạn điều tra.
Quy định về tạm đình chỉ điều tra còn nhằm khắc phục hiện tượng quá tải, tồn động án ở khâu điều tra khi có những yếu tố bất khả kháng, để giảm bớt nhu cầu sử dụng lực lượng điều tra và giảm tối đa những chi phí vật chất không cần thiết cho hoạt động tố tụng này.
Mặt khác, tạm đình chỉ điều tra còn là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc đề phòng những oan sai có thể xảy ra trong thực tiễn điều tra.
Việc tạm đình chỉ điều tra sẽ giúp cơ quan điều tra giảm bớt khả năng phải xin gia hạn điều tra, khi không cần thiết phải kéo dài thời hạn chờ đợi để tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết.
– Điều luật quy định những trường hợp tạm đình chỉ điều tra, những điều kiện để tạm đình chỉ điều tra và trình tự, thủ tục thực hiện việc tạm đình chỉ điều tra. Căn cứ vào những quy định trong Điều luật thì tạm đình chỉ điều tra được thực hiện khi có một trong hai trường hợp sau đây:
+ Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác;
+ Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn điều tra.
4. Áp dụng thời hiệu đối với vụ án đang tạm đình chỉ làm căn cứ đình chỉ điều tra:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 230 BLTTHS, việc đình chỉ điều tra được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
– Khi đã hết thời hạn điều tra vụ án hình sự mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 229 BLTTHS, việc tạm đình chỉ điều tra được Cơ quan điều tra quyết định khi thuộc một trong các trường hợp:
– Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
– Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
– Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính như sau: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27, đối với trường hợp người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, có thể xác định việc áp dụng thời hiệu đối với vụ án bị tạm đình chỉ điều tra được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015. Đối với trường hợp tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hiệu truy cứu TNHS thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Việc phục hồi điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 235 BLTTHS chỉ được thực hiện khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, khi đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 230 và khoản 5 Điều 157 BLTTHS.
Kết luận: Tạm đình chỉ điều tra nói trong điều luật này là việc tạm ngừng tiến hành điều tra trong một số trường hợp đặc biệt. Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường, tùy vào thời điểm giải quyết vụ án mà Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đưa ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát,
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: