Lựa chọn được một người tài xế lái xe riêng trong gia đình đáng tin cậy sẽ đem đến rất nhiều tiện lợi, đặc biệt là khi không có nhu cầu tự mình lái xe thì các tài xế được thuê sẽ luôn luôn phục vụ tận tình. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tài xế riêng trong gia đình có phải là người giúp việc trong gia đình hay không?
Mục lục bài viết
1. Tài xế riêng có phải là lao động giúp việc gia đình không?
Tài xế trong gia đình là một trong những khái niệm vô cùng phổ biến hiện nay. Tài xế gia đình thông thường được thuê bởi một gia đình bất kỳ, một công ty hoặc một cá nhân, tài xế gia đình có nhiệm vụ là lái xe trong một khoảng thời gian dài, thông thường là hàng tháng hoặc thậm chí là hằng năm. Nhiệm vụ của tài xế gia đình là họ thường xuyên phải chờ các thành viên trong gia đình đến các địa điểm hằng ngày như trường học, hoạt động vui chơi giải trí, công việc. Công việc của tài xế trong gia đình có thể bao gồm một số công việc cơ bản như mua sắm gia đình, đón trẻ em từ trường học sau những giờ học tập, hoặc thực hiện các công việc khác liên quan đến quá trình di chuyển theo sự phân công của các thành viên trong gia đình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 161 của
– Lao động là người giúp việc trong gia đình được xác định là những người lao động thường xuyên làm các công việc trong gia đình của một hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình;
– Các công việc trong gia đình của người giúp việc thông thường bao gồm các công việc nội trợ, công việc quản gia, công việc chăm sóc trẻ em, công việc chăm sóc người bệnh, chăm sóc người ốm đau, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn hoặc làm các công việc khác cho hộ gia đình, tuy nhiên không liên quan tới hoạt động thương mại;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về lao động là người giúp việc trong gia đình.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 162 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về
Như vậy có thể nói, người làm công việc lái xe trong gia đình, hay còn được gọi là tài xế riêng giúp việc trong gia đình không liên quan đến hoạt động thương mại thì sẽ được coi là người lao động giúp việc trong gia đình, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ luật lao động năm 2019.
2. Thuê tài xế riêng có phải lập thành văn bản không?
Dịch vụ tài xế riêng trong gia đình là một trong những dịch vụ vô cùng phổ biến. Loại hình dịch vụ này ra đời nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu thường xuyên của người cần lái xe, tuy nhiên không muốn lái xe vì vậy họ có thể thuê tài xế thay mình để làm việc với khách hàng, mua sắm một số vật dụng trong gia đình, đón trả em sau những giờ học. Vì nhu cầu công việc và các nguyên nhân khác nên những người trong gia đình không thể cầm lái, vì vậy tài xế riêng trong gia đình là mộttrong những người vô cùng quan trọng. Vì vậy, dịch vụ tài xế riêng trong gia đình có thể giúp cho khách hàng hoàn thành những chuyến đi như mong đợi mà không cần phải lo ngại về vấn đề an toàn. Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng với tài xế riêng trong gia đình cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 162 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình. Theo đó, hợp đồng lao động ký kết với những người lao động là người giúp việc trong gia đình cần phải tuân thủ theo điều luật như sau:
– Người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật cần phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động là người giúp việc trong gia đình;
– Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình con phải do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận. Một bên hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong bất kỳ thời điểm nào tuy nhiên cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho bên còn lại trong khoảng thời gian ít nhất 15 ngày ;
– Người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau, ghi nhận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, thỏa thuận về kỳ hạn trả lương và thời giờ làm việc hằng ngày của người lao động, chỗ ở của người lao động là người giúp việc trong gia đình.
Theo đó, trong trường hợp gia đình thuê người lao động làm công việc lái xe riêng, phục vụ trong gia đình, không liên quan đến hoạt động thương mại thì đó được coi là người giúp việc trong gia đình, khi đó quá trình giao kết hợp đồng lao động với người giúp việc trong gia đình bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với tài xế riêng đó.
3. Chủ nhà có bắt buộc phải trả tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc trong gia đình. Theo đó, người sử dụng lao động trong trường hợp này sẽ cần phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện đầy đủ cam kết của các bên và thỏa thuận đã giao kết ghi nhận trong hợp đồng lao động;
– Có nghĩa vụ trả cho người giúp việc trong gia đình các khoản tiền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động có thể chủ động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
– Có trách nhiệm tôn trọng danh dự, tôn trọng nhân phẩm của người giúp việc trong gia đình;
– Có nghĩa vụ bố trí chỗ ăn ở và vệ sinh hợp lý cho người giúp việc trong gia đình nếu như các bên có thỏa thuận;
– Tạo cơ hội thuận lợi cho người giúp việc trong gia đình được tham gia vào các chương trình văn hóa giáo dục nghề nghiệp;
– Chi trả các khoản tiền tàu xe đi lại cho người giúp việc khi người giúp việc đó thôi việc quay trở về nơi cư trú, ngoại trừ trường hợp người giúp việc trong gia đình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Theo đó thì có thể nói, khi chủ nhà sử dụng người lao động là người giúp việc trong gia đình thì chủ nhà phải có nghĩa vụ chi trả các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc để người giúp việc đó có thể chủ động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ nhà sẽ không phải trực tiếp mua bảo hiểm xã hội cho người giúp việc tại các cơ quan bảo hiểm xã hội, tuy nhiên chủ nhà sẽ phải trả các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội để cho người giúp việc có thể tự đi mua chế độ bảo hiểm xã hội của mình. Đây là một trong những quy định ghi nhận cụ thể tại khoản 3 Điều 168 của Bộ luật lao động năm 2019.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: