Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về thuế nói riêng đã được chú trọng xây dựng, động viên mọi nguồn lực tài chính vào ngân sách nhà nước. Một trong những cách động viên ngân sách nhà nước đó là Nghĩa vụ của công dân.
Mục lục bài viết
1. Nộp thuế là gì?
Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Một cá nhân khi có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế tự kê khai nộp thuế hoặc bị khấu trừ thuế tại nguồn trước khi nhận thu nhập. Do vậy, trong quan hệ pháp luật thuế, mỗi cá nhân cũng phải có một số quyền và nghĩa vụ nhất định trong việc bảo đảm hành thu thuế cho Ngân sách nhà nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân.
Nộp thuế là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo thông tin đã kê khai thuế. Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, cá nhân tổ chức tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình.
Hiện nay các khoản thu về thuế là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các mục tiêu, chính sách, và các định hướng của Nhà nước. Thuế được coi là nguồn tài chính chủ yếu để cân đối cho hoạt động chi thường xuyên. Khoản chi thường xuyên của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương được cân đối bởi các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí, loại trừ những địa phương không đủ khả năng cân đối thu chi thường xuyên. Điều này thể hiện sự lệ thuộc của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương vào các khoản thu về thuế.
Các cơ quan quản lý là các bộ, ban, ngành duy trì hoạt động bằng các khoản thu từ thuế cũng chính là chủ thể phải có trách nhiệm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng để người nộp thuế có điều kiện phát triển, tăng thu nhập và làm tăng các khoản đóng góp về thuế. Khi tham gia quan hệ pháp luật thuế, người nộp thuế mới có những quyền mà pháp luật thuế trao cho.
Quyền của người nộp thuế thường gắn với nghĩa vụ thực thi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở đây là cơ quan thu và quản lý thuế. Do trong quan hệ pháp luật thuế có hai chủ thể cơ bản là người nộp thuế và cơ quan thu, quản lý thuế nên quyền của chủ thể này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.
1. Quyền của người nộp thuế:
Về việc thụ hưởng quyền của người nộp thuế được quy định tại Điều 16 Luật quản lý thuế 2019 có hiệu lực ngày 1/7/2020 thì có thể phân biệt thành hai nhóm quyền trực tiếp và gián tiếp.
+ Quyền trực tiếp – phát sinh khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
Quyền trực tiếp là quyền mà NNT có được trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên không thể xem việc hưởng quyền này là đương nhiên, là ngang bằng về mặt lợi ích. Đây là những quyền mà Nhà nước cho NNT hưởng trên cơ sở điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế cũng như đảm bảo hiệu quả của quá trình hành thu thuế, bảo đảm vai trò của thuế như là một công cụ điều tiết nền kinh tế, tạo sự công bằng trong xã hội. Nhà nước cho phép NNT được bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình, trong những trường hợp như: nộp thuế thừa so với yêu cầu của Nhà nước, lâm vào hoàn cảnh không thể tạo ra những lợi ích vật chất tương ứng để nộp thuế,…
Người nộp thuế muốn thụ hưởng những quyền này thì phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ thuế và có thể phải tiến hành các thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định. Trong một số trường hợp mặc dù NNT thỏa mãn đầy đủ các điều kiện luật định để hưởng quyền, nhưng điều đó không có nghĩa là họ mặc nhiên được hưởng quyền, nhưng điều đó không có nghĩa vụ là họ mặc nhiên được hưởng. Điều này phụ thuộc vào sự đánh giá, chấp thuận từ phía cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.
+ Quyền gián tiếp – được hưởng các tiện ích do Nhà nước cung cấp
Thuế là khoản thu hoa lợi cho Ngân sách nhà nước và không có tính hoàn trả. Người nộp thuế được bồi hoàn ngang giá khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, họ chỉ được lợi gián tiếp từ sử dụng dịch vụ công, tiện ích của công trình, công cộng,…Nhà nước là người tổ chức điều hành xã hội, cung ứng các tiện ích công cộng, ban hành các thể chế pháp lý, tạo hành lang pháp lý duy trì sự tồn tại bình đẳng của các chủ thể.
Người nộp thuế là chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiến hành các hoạt động khác để tìm kiếm giá trị mới như xuất nhập khẩu, hoặc thụ hưởng lợi ích vật chất từ quá trình sáng tạo, lao động hay do nắm giữ những quyền về tài sản nhất định. Người nộp thuế có quyền hưởng các tiện ích và phúc lợi công cộng do Nhà nước cung cấp. Những lợi ích vật chất hay tinh thần mà Nhà nước cung cấp là những giá trị đặc biệt mà không chủ thể nào trong xã hội có khả năng thực hiện như: xây dựng các công trình công cộng tạo nên các công trình thuộc kết cấu hạ tầng của xã hội, cung ứng phúc lợi xã hội (xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội các đối tượng bảo trợ xã hội,…).
Quyền gián tiếp vì nó không trực tiếp phát sinh từ nội hàm của quan hệ pháp luật thuế thuần túy. Các giá trị được phân bổ chung trong cộng đồng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Nhà nước và thực tiễn kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Cũng vì vậy mà thuế được xem là khoản thu không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. Bởi lẽ không phải chủ thể nào trong xã hội cũng phải nộp thuế dù cho họ có thể là người nộp thuế. Họ chỉ phải nộp thuế khi quan hệ xã hội mà họ tham gia chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế và quan hệ ấy mang giá trị. Việc NNT thụ hưởng các tiện ích Nhà nước cung cấp mang tính trừu tượng vì không xác định cụ thể được hưởng bao nhiêu và hưởng như thế nào, trong khi một chủ thể khác dù không nộp thuế do Nhà nước nhưng vẫn có thể thụ hưởng tượng tự.
Bên cạnh đó, còn một số quyền cơ bản của người nộp thuế trước khi thực hiện quan hệ nộp thuế, quyền trong quá trình nộp thuế, quyền khi có sự thay đổi điều kiện nộp thuế.
+ Quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
+ Quyền được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
+ Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.
+ Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.
+ Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.
+ Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
+ Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
+ Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
+ Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Nghĩa vụ của người nộp thuế:
Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước. Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:
Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế…Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện.
Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện.
Điều 17 Luật quản lý Thuế 2019 có hiệu lực ngày 1/7/2020 quy định một số nghĩa vụ cơ bản của người nộp thuế như sau:
+ Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
+ Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
+ Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
+ Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
+ Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
+ Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
+ Chấp hành quyết định,
+ Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
+ Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
+ Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
+ Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.
+ Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.