Hình phạt tử hình là gì? Hình phạt tử hình tiếng Anh là gì? Quan điểm về hình phạt tử hình? Tại sao phải tử hình bằng tiêm thuốc độc? Quy trình tiên thuốc độc cho tử hình ?
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Hiện nay theo quy định của pháp luật thì người phạm tội phải thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về hình phạt tử hình.
Căn cứ pháp lý:
1. Hình phạt tử hình là gì?
1.1. Hình phạt tử hình là gì?
Theo như thuật ngữ Luật học thì: “Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Tử hình được coi là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam Là hình phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và được thi hành theo một thủ tục tổ tưng chặt chẽ.
Khái niệm hình phạt được quy định tại Điều 30
Khái niệm hình phạt tử hình theo quy định tại Điều 40
Như vậy, có thể khái quát về hình phạt tử hình như sau: “Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án, là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, do
1.2. Mục đích của hình phạt tử hình
Mục đích của hình phạt tử hình là sự phản ánh rõ nét bản chất xi hội, bản chất giai cấp của hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng. Trước đây, nếu các nhà làm luật quan niệm người phạm tội là kẻ đã gây ra tội ác và ác giả ác báo, phải trừng trị thích đáng thì sẽ dẫn đến việc lạm dụng hình phạt tử hình Các hình thức thi hành hình phạt tử hình trong trường hợp đó cũng đã man, tàn khốc hơn, thể hiện mục đích “trả thử” người phạm tội. Dần dần các quan điểm tiến bộ, nhân đạo về hình phạt tử hình đã thay thế nên tuy vẫn duy trì ở đa số các nước nhưng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội như là biện pháp cuối cùng và nghiêm khắc nhất để “trừng trị” họ.
Nói chung, hình phạt tử hình có mục đích: ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới( phòng ngừa riêng); ngăn ngừa người khác phạm tội( phòng người chung). Đó chính là kết quả thực tế cuối cùng mà nhà nước đặt ra và mong muốn đạt được khi áp dụng và thi hành hình phạt tử hình.
Hình phạt tử hình là một hình phạt trong hệ thống hình phạt, hình phạt tử hình cũng nhằm đạt được mục đích chung của hình phạt. Tuy nhiên, đối với hình phạt tử hình thì mục đích giáo dục cải tạo người bị kết án không đặt ra. Vì thông thường do tinh chất tội phạm mà họ gây ra, Toà án nhận định rằng người phạm tội không còn khả năng giáo dục cải tạo. Và khi bị kết án tử hình, họ không còn cơ hội để sửa chữa, khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, không có cơ hội giáo dục cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội.
Sự nghiêm khắc và triệt để của hình phạt tử hình cho thấy mục đích phòng ngừa riêng là ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới. Bởi các nhà làm luật xét thấy rằng người phạm tội bị kết án tử hình là những người không thể cải tạo, giáo dục, không còn khả năng tái hòa nhập với xã hội. Việc loại bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm với mức độ nguy hiểm cao là cần thiết hơn cả. Có thể nói, trong tất cả các loại hình phạt được áp dụng chỉ có hình phạt tử hình có hiệu quả ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới cao nhất, mang tinh tuyệt đối. Bởi vì một người đã chết không thể tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Ngoài ra, việc quy định hình phạt tử hình còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ đến khoa học luật hình sự như: Tội phạm học, Tâm lý học tội phạm, xã hội học hình sự.
1.3. Bản chất của hình phạt tử hình
Thứ nhất, hình phạt tử hình là chế tài hình phạt nghiêm khắc nhất, dẫn đến hậu quả là tước đoạt mạng sống của người phạm tội, không một hình phạt nào trong hệ thống hình phạt có khả năng này.
Thứ hai, xuất phát đặc điểm của hình phạt tử hình có tính chất không thể khắc phục nếu được thi hành. Người bị kết án tử hình thì sau đó dù có chứng minh được người đó hoàn toàn vô tội thì cũng không làm cách nào để khôi phục quyền sống của họ.
Thứ ba, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự trong những trường hợp nghiêm trọng. Không phải đối với mọi tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đều quy định hình phạt tử hình; và nếu Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tử hình trong chế tài thì không phải mọi trường hợp đều có thể áp dụng.
Thứ tư, do tính chất đặc biệt nghiêm khắc, tước đ mạng sống của con người, hình phạt tử hình không bao giờ được quy định độc lập trang chế tài tội phạm. Hình phạt tử hình được quy định trong chế tài lựa chọn với hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Thứ năm, hình phạt tử hình không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người bị kết án. Tuy nhiên tử hình vẫn đạt được mục đích phòng ngừa riêng của nó khi loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết án và mục đích phòng ngừa chung khi có tác dụng răn đe mạnh mẽ, ngăn ngừa những cá nhân khác trong xã hội phạm tội.
Thứ sáu, quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự vẫn không trái với nguyên tắc nhân đạo vì hình phạt này tuy tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng loại trừ nguy cơ đe dọa công đông. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với một số loại tội danh, và loại trừ việc áp dụng hoặc thi hành đối với một số người là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội, khi bị xét xử hoặc khi thi hành án.
2. Hình phạt tử hình tiếng Anh là gì?
Hình phạt tử hình tiếng Anh là “Death sentence”.
3. Quan điểm về hình phạt tử hình?
Nhìn chung luật ở một số quốc gia còn áp dụng án tử hình đầu giới hạn việc áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội phạm đặc biệt nghi êm trọng Tuy nhiên, quan điểm về “tôi đặc biệt nghiêm trọng ở mỗi quốc gia là khác nhau, dẫn đến phạm vì các tội có thể bị kết án tử hình cũng rất khác nhau.
+ Bộ luật Hình sự Trung Quốc không quy định tên tội cụ thể trong từng điều luật ở phần tội phạm cụ thể mà chỉ nêu và mô tả hành vi trong từng đều luật, tên tội danh chỉ là tên các tội theo tên chương Bộ luật hình sự Trung Quốc quy định tội danh có thể bị kết án tử hình tập trung ở các nhóm tội danh xâm hại an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng, xâm phạm trật tự an toàn công cộng, xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân; các tội danh về tham nhũng ma túy. Về nguyên tắc áp dụng luật hình sự nước này không ép dụng đối với phụ nữ mang thai, người chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị kết án tử hình nếu phạm tội đặc biệt nghi êm trọng nhưng được hoãn thi hành án 2 năm. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự của nước này còn có quy định về vấn đề hoãn thi hành án tử hình và căn cứ để được thay bằng hình phạt tù có thời hạn trong thời gian hoãn thi hành.
+ Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ có thể áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng”. Tuy nhiên trên thực tế BLHS chỉ còn quy định một tôi danh áp dụng án tử hình đó là tội “Giết người về hình không áp dụng đối với phụ nữ mang thai, người chưa thành niên và người trên nguyên tắc áp dụng bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định hình phạt tử 65 tuổi.
+ Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định có 9 tội danh sau bị áp dụng hình phạt tử hình tội gây nội loạn, tội mời ngoại xâm, tôi hỗ trợ ngoại xâm, tội đốt công trình nhà cửa có người ở , tôi làm ngập nước công trình nhà cửa có người ở, tôi lật tàu hỏa và gây chết người, tội lật tàu hỏa do nguy hiểm đi lại, tôi pha chất độc vào nước máy gây thương tích hoặc chết người và tội giết người.
+Bộ Luật Hình sự Thái Lan quy định áp dụng án tử hình đối với các tội sau: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi xâm phạm tới an toàn thân thể hoặc có hành vi bạo lực đối với đại diện ngoại giao của nước ngoài mà gây ra hậu quả chết người hoặc có ý định làm chết người; các tội phạm tham nhũng, các hành vi vi phạm tội giết người, hành vi cướp tài sản gây chết người. Pháp luật hình sự Thái Lan quy định hình thức thi hành hình phạt tử hình là hình thức tiêm thuốc độc và cả xử bắn.
4. Tại sao phải tử hình bằng tiêm thuốc độc?
Từ những phân tích bên trên ta có thể thấy được rằng hình phạt tử hình là một trong những hình phạt nghiêm khắc và nặng nề nhất trong
5. Quy trình tiên thuốc độc cho tử hình
1. Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và quy định của Nghị định 43/2021/NĐ-CP
2. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
3. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
5. Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
6. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
7. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
8. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.