Hỏi về thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn? Có phải thỏa thuận tài sản mới được đăng ký kết hôn không? Tài sản do chồng đứng tên khi ly hôn có được chia không? Đất được tặng cho riêng khi ly hôn có phải chia không? Yêu cầu xác định giá trị tài sản chung để chia khi ly hôn? Xác định tài sản chung, tài sản riêng khi thực hiện thủ tục ly hôn?
Khi kết hôn ai cũng mong mình có một mái ấm gia đình yên ấm và hạnh phúc. Thế nhưng những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Vậy tài sản có trước khi kết hôn khi ly hôn chia như thế nào? Liệu trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế, vùng miền có tác động tới việc chia tài sản trước hôn nhân khi ly hôn hay không?
Thứ nhất, khái niệm, dấu hiệu nhận biết tài sản trước khi kết hôn
Theo quy định của
Quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng còn nhằm bảo đảm cho vợ, chồng có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Trong thời kỳ hôn nhân, có thể chỉ một bên vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản cho người khác được coi là nghĩa vụ dân sự riêng. Để tạo điều kiện cho vợ, chồng thực hiện nghĩa vụ riêng thì pháp luật phải công nhận quyền sở hữu riêng về tài sản của vợ, chồng. Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản cho người thứ ba.
Ngoài ra, việc quy định quyền sở hữu riêng về tài sản của vợ, chồng còn góp phần ngăn chặn hiện tượng kết hôn nhằm với lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ, chồng.
Điều 43 Luật Hôn nhân & gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Trên thực tế, khi xảy ra tranh chấp về tài sản chung về mặt nguyên tắc, bên nào có tài sản riêng thì phải có nghĩa vụ chứng minh đó là tài sản riêng của mình, nếu không có căn cứ, cơ sở chứng minh được thì nó sẽ mặc định được coi là tài sản chung.
Thứ hai, tài sản có trước khi kết hôn khi ly hôn thực hiện chia theo phương thức sau:
Về nguyên tắc, tài sản được tạo lập trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trừ trường hợp người đó đồng ý hoặc thỏa thuận nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của hai vợ chồng. Việc phân chia tài sản có trước khi kết hôn khi ly hôn được quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân & gia đình, như sau:
“Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Như vậy, ngoại trừ trường hợp các bên thỏa thuận sáp nhập vào tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn tài sản có trước khi kết hôn được xác định là tài sản riêng của mỗi người và thuộc về chính người đó.
Trên thực tế, tài sản riêng của vợ, chồng có trước khi kết hôn được phát sinh hoa lợi, lợi tức trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, Luật hôn nhân & gia đình năm 2014 quy định các trường hợp phân chia liên quan đến hoa lợi, lợi tức được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng như sau:
– Tại khoản 1 Điều 33
– Tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”. Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng có thỏa thuận xác định phân chia tài sản riêng của mỗi người thì phần hoa lợi, lợi tức này sẽ là tài sản riêng, thuộc sở hữu riêng của người đó.
Dịch vụ Luật Dương Gia
–
– Tư vấn việc phân chia tài sản giữa vợ chồng ly hôn.
– Tư vấn nguyên tắc phân chia tài sản chung.
– Tư vấn xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.
– Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hỏi về thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn
- 2 2. Có phải thỏa thuận tài sản mới được đăng ký kết hôn không?
- 3 3. Tài sản do chồng đứng tên khi ly hôn có được chia không?
- 4 4. Đất được tặng cho riêng khi ly hôn có phải chia không?
- 5 5. Yêu cầu xác định giá trị tài sản chung để chia khi ly hôn
- 6 6. Xác định tài sản chung, tài sản riêng khi thực hiện thủ tục ly hôn
1. Hỏi về thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi sắp lấy chồng nhưng tôi sợ trong quá trình chung sống với nhau lại phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp tài sản. Vậy, tôi có thể thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được không vì tôi thấy bên nước ngoài có những quy định như vậy.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản chung của vợ chồng, theo đó:
“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”.
Có thể nói việc thỏa thuận với nhau về tài sản là một trong những điểm mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo quy định này thì trước khi bạn kết hôn với chồng tương lai của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền được thỏa thuận trước về tài sản. Tuy nhiên, việc thỏa thuận tài sản này phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Thời điểm xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽ được xác lập kể từ thời điểm bạn đăng ký kết hôn.
Vì vậy, nếu trong trường hợp bạn nhận thấy việc chung sống với người chồng tương lai của bạn sẽ gặp khó khăn hay sợ vì vấn đề kinh tế mà bất hòa thì bạn có thể thỏa thuận với chồng tương lai của bạn về việc thỏa thuận tài sản khi đăng ký kết hôn.
2. Có phải thỏa thuận tài sản mới được đăng ký kết hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ tôi đi ra ủy ban xã đăng ký kết hôn, tuy nhiên tôi mang giấy tờ đầy đủ ra ủy ban thì cán bộ ở đó nói rằng phải cần có biên bản thỏa thuận phân chia tài sản trước hôn nhận mới cho đăng ký kết hôn. Vậy, việc cán bộ xã nói như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, khi bạn và vợ bạn muốn kết hôn chỉ cần đảm bảo các điều kiện về kết hôn của pháp luật và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì sẽ được kết hôn và được nhà nước công nhận và bảo vệ chế độ hôn nhân của hai vợ chồng.
Liên quan đến trường hợp trên của bạn Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng như sau:
“Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng”
Như vậy, đây được coi là nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản trước khi kết hôn, việc thỏa thuận phân chia tài sản này do các bên tự định đoạt xác lập, phù hợp với nhu cầu của các bên. Việc thỏa thuận này không mang tính chất bắt buộc. Chính vì vậy, phân chia tài sản trước thời kì hôn nhân mà cán bộ xã yêu cầu là không đúng quy định của pháp luật.
3. Tài sản do chồng đứng tên khi ly hôn có được chia không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hỏi về quyền lợi sau khi ly hôn: Tôi lấy chồng năm 2007 đến nay đã có 1 bé gái 8 tuổi và 1 bé trai 5 tuổi. Vợ chồng tôi sống không hạnh phúc nên tôi muốn ly hôn. Cụ thể là trước khi kết hôn tôi không có tài sản gì trong khi đó trước lúc cưới thì chồng tôi có bán 1 căn nhà trị giá 2,4 tỷ . Khi cưới xong vợ chồng tôi đi ở nhà thuê được khoảng 3 tháng sau sau đó chồng tôi mua đất xây nhà. Trong thời gian làm nhà thì tôi có bầu và sinh con. Làm nhà xong vợ chồng tôi về ở và mở khách sạn kinh doanh trong ngôi nhà đó luôn trong khi đó tôi không đi làm mà ở nhà chăm con và phụ chồng việc kinh doanh. Đến năm 2011 thì chồng tôi bán căn nhà đó và tiếp tục mua đất cất một căn nhà khác cũng kinh doanh khách sạn và thời gian này tôi cũng sinh thêm em bé và cũng ở nhà chăm con và phụ giúp kinh doanh. Tiền bạc trong việc kinh doanh chồng tôi giữ hết hàng tháng chỉ đưa tiền cho tôi đi chợ. Có cái là mọi giấy tờ nhà đất một mình chồng tôi đứng tên. Hiện tại số tài sản mà chồng tôi nắm giữ là một căn nhà đang kinh doanh khách sạn và một sổ tiết kiệm tiền mặt gửi ngân hàng hơn 1 tỷ đồng. Vậy luật sư cho tôi hỏi bây giờ tôi muốn ly hôn thì tôi được quyền lợi gì trong số tài sản mà chồng tôi nắm giữ không và tôi có quyền được nuôi con không vì hiện tại tôi ở nhà chứ không có việc làm. Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc chia tài sản khi ly hôn:
Theo Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Và quy định về tài sản riêng của vợ chồng tại Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo như bạn trình bày, tài sản hiện có là căn nhà đang kinh doanh và sổ tiết kiệm 1 tỷ do chồng bạn đứng tên toàn bộ. Vì thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên tùy từng trường hợp, căn nhà và sổ tiết kiệm sẽ được chia như sau:
– Đối với sổ tiết kiệm: Nếu số tiền 1 tỷ trong sổ tiết kiệm của chồng bạn có từ trước khi hai bạn đăng ký kết hôn thì đây là tài sản riêng của chồng bạn, khi ly hôn bạn không được chia. Nếu số tiền này do chồng bạn có được trong thời kỳ hôn nhân (do kinh doanh, tiền lương…) thì đó được coi là tài sản chung, khi ly hôn về nguyên tắc bạn được chia một nửa.
– Đối với căn nhà: Theo bạn trình bày, trước khi đăng ký kết hôn chồng bạn có 1 căn nhà và đã bán được 2,4 tỷ, bạn không có tài sản gì. Sau khi kết hôn 3 tháng chồng bạn mua đất và xây nhà. Do đó, nếu số tiền chồng bạn bỏ ra để mua đất, xây nhà có nguồn gốc từ số tiền 2,4 tỷ do chồng bạn bán căn nhà trước thì mảnh đất và căn nhà mới xây được coi là tài sản riêng của chồng bạn. Nếu trong quá trình mua đất, xây nhà bạn có đóng góp một phần hoặc tiền mua đất, xây nhà là khoản tiền phát sinh trong thời kì hôn nhân, khi ly hôn bạn vẫn được chia phần góp thêm.
Về việc chia tài sản chung, trước hết do hai bạn thỏa thuận nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ chia đôi nhưng có xem xét các yếu tố sau:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Thứ hai, về quyền nuôi con:
Theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào mọi mặt quyền lợi của con. Trong đó:
“- Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con. Cha, mẹ là người không trực tiếp nuôi con phải tôn trọng ý kiến của con và chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho con, có quyền thăm nom mà không bị ngăn cản trừ các trường hợp bi hạn chế hoặc cấm.
– Đối với con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ trừ trường họp mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận khác giữa cha và mẹ.”
Do đó, trong trường hợp của chị đã có một bé trai 5 tuổi và một bé gái 8 tuổi. Đối với con gái 8 tuổi, Tòa án sẽ xem xét ý kiến của cháu, nếu cháu muốn ở với mẹ thì đó là một lợi thế của bạn, ngoài ra Tòa sẽ xét các điều kiện khác như: Thu nhập ổn định, khả năng gần gũi, chăm sóc, giáo dục con để quyết định giao con cho một bên nuôi dưỡng. Trường hợp hiện tại bạn không có công việc ổn định là một trong những yếu tố bất lợi. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tồ quyết định việc bạn không được nuôi con.
4. Đất được tặng cho riêng khi ly hôn có phải chia không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chúng tôi kết hôn năm 2000. Đến 2007, mẹ tôi cho tiền và đất. Sổ đất đứng tên hộ bà, bây giờ chúng tôi ly hôn sổ hổ khẩu đến năm 2008 mới tách từ ngoài quê vào, chồng tôi không biết hộ khẩu ở đâu nên nhờ công an làm cho năm 2008. Tôi có 2 người con (2001, 2008) bây giờ ly hôn thì chia như thế nào ? Tôi có phải bắt buộc chia cho chồng con không?
Luật sư tư vấn:
Vì thông tin bạn cung cấp chưa được rõ ràng nên chúng tôi chia chia thành 2 trường hợp sau:
* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đứng tên mẹ bạn.
Trong trường hợp này, mảnh đất vẫn đứng tên mẹ bạn vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn mà không phải của vợ chồng bạn nên mảnh đất đó sẽ không được đem ra chia tài sản chung sau khi ly hôn.
Căn cứ vào Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Dựa vào quy định trên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện sự chứng nhận của Nhà nước về quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu mảnh đất đó nên mẹ của bạn mới là chủ sở hữu mảnh đất do Nhà nước công nhận. Vì thế mà mảnh đất này sẽ không được coi là tài sản để xem xét việc chia tài sản sau khi ly hôn.
* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên cho bạn.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 33
“Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Căn cứ vào Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình quy định trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp tài sản mà người đứng tên trong giấy chứng nhận không chứng minh được quyền sở hữu thì tài sản đó sẽ thuộc tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Theo đó, mảnh đất được mẹ bạn cho năm 2007 trong thời kỳ hôn nhân và bạn đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp khi ly hôn bạn chứng minh được mảnh đất này là mẹ bạn cho riêng bạn thì mảnh đất này sẽ không được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn. Còn trong trường hợp bạn không chứng minh được thì mảnh đất sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng bạn.
Căn cứ vào Điều 62 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chia quyền sử dụng đất cho vợ chồng khi ly hôn được quy định như sau:
Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
5. Yêu cầu xác định giá trị tài sản chung để chia khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 1998 anh tôi kết hôn cùng chị dâu Họ được ông nội tôi cho một căn nhà và giao quyền sở hữu cho 2 vợ chồng cùng đứng tên. Hai vợ chồng có với nhau được 2 người con. Đến năm 2013, tôi bị tai biến, mất hết sức lao động, từ đó mâu thuẫn gia đình nảy sinh, anh tôi về nhà cha mẹ ruột ở đến năm 2015 thì hai vợ chồng chính thức ly hôn. Khi tòa xử cho hai vợ chồng ly hôn thì tài sản chung là căn nhà được chia đôi, do anh tôi mất hết sức lao động nên 2 con do chị dâu nuôi dưỡng. Đến nay anh tôi muốn bán căn nhà để lấy tiền trị bệnh thì chị dâu có hành vi cản trở là ra giá căn nhà cao hơn giá thực tế rất nhiều để không ai mua nhằm chiếm hữu ngôi nhà. Hỏi chị tôi có vi phạm pháp luật không, anh tôi phải làm thế nào để lấy được phần tài sản của mình. Rất mong luật sư giải đáp!
Luật sư tư vấn:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nguyên tác giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Trường hợp của bạn, bạn không nêu rõ về thông tin tài sản chung là căn nhà của hai vợ chồng anh trai bạn cũng như hình thức phân chia tài sản chung của Tòa án áp dụng cho vợ chồng anh trai bạn là chia hiện vật hay chia theo giá trị tài sản. Tuy nhiên từ những thông tin bạn cung cấp, mặc dù Tòa án đã phân chia tài sản chung là chia đôi, nhưng trên thực tế hai người vẫn chưa phân chia, người đang sử dụng trực tiếp với tài sản chung này là chị dâu bạn nên tài sản này trên thực tế đang là tài sản chung theo phần của hai người mà mỗi người có quyền sở hữu một nửa với tài sản này.
“Bộ luật dân sự 2015” quy định về quyền định đoạt đối với tài sản chung và phân chia tài sản chung như sau:
“Điều 223. Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
Điều 224. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Như vậy, khi anh trai bạn có nhu cầu muốn bán nhà thì anh trai bạn có quyền định đoạt đối với một nửa căn nhà tuy nhiên phải ưu tiên cho chị dâu bạn có quyền mua lại, sau thời gian 3 tháng thông báo có nhu cầu bán mà chị dâu bạn không mua thì anh trai bạn có quyền bán cho người khác. Tuy nhiên căn nhà chỉ có thể bán cho người khác được khi nó đủ điều kiện để phân tách. Nếu căn nhà không đủ điều kiện để phân tách thì căn cứ vào khoản 1 Điều 224 nêu trên thì phải chia căn nhà ra giá trị tiền để hoàn trả cho bên không nhận nhà. Nếu hai anh chị bạn không thể tự thỏa thuận được cách chia căn nhà và định đoạt nhà thì có thể khởi kiện ra Tòa án để xác định hình thức phân chia lại tài sản chung này.
6. Xác định tài sản chung, tài sản riêng khi thực hiện thủ tục ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Trước khi kết hôn, chị gái tôi có được số tiền dành dụm là 150 triệu đồng. Chị kết hôn vào năm 2005, chị dùng số tiền đó và vay ngân hàng để mua một căn nhà. Năm sau chị tôi được cha mẹ tặng cho riêng quyền sử dụng đất, chị bán căn nhà đã mua trước đó được 500 triệu, chị dùng 400 triệu xây nhà mới cho vợ chồng chị ở trên mảnh đất đó, 100 triệu còn lại chị gửi tiết kiệm. Anh rể tôi được thừa kế di sản khi cha anh mất vào năm 2005 là 20 lượng vàng và 01 căn nhà tại huyện Duyên Hải, đồng thời anh được quyền sở hữu không phân chia với anh trai một căn nhà tại Trà Vinh, năm sau anh dùng 20 lượng vàng và 200 triệu vay ngân hàng để mua lại phần quyền sở hữu của anh trai đối với căn nhà tại Trà Vinh. Năm 2008, anh nâng cấp căn nhà ở Duyên Hải, số tiền nâng cấp là 100 triệu được thanh toán từ tiền cho thuê căn nhà tại Trà Vinh. Số tiền vay ngân hàng của chị gái và anh rể tôi đã được thanh toán. Nay chị gái tôi muốn ly hôn, vậy xin luật sư hãy tư vấn giúp đâu là tài sản riêng của chị tôi, đâu là tài sản chung của vợ chồng chị. Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Trước hết, về phần tiền vay ngân hàng của chị gái bạn năm 2005 và tiền vay ngân hàng của anh rể bạn năm 2005 là khoản vay riêng hay khoản vay chung chưa được bạn nêu cụ thể. Nếu đây là khoản vay chung thì những tài sản phát sinh do khoản vay chung có được thì được coi là tài sản chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp hai khoản vay này được xác định là khoản vay riêng thì tài sản có được từ những giao dịch từ tải sản riêng thì vẫn được coi là tài sản riêng, cụ thể như sau:
– Tài sản riêng của chị gái bạn là: quyền sử dụng đất được cha mẹ tặng cho riêng, căn nhà xây mới trên đất (sử dụng tiền riêng để xây dựng), 100 triệu gửi tiết kiệm;
– Tài sản riêng của anh rể bạn là: quyền sử đất được thừa kế và quyền sử dụng đất căn nhà mua lại từ anh trai bằng tiền bán vàng được thừa kế riêng, căn nhà ở huyện Duyên Hải;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Đối với căn nhà ở Trà Vinh được cải tạo bằng tiền thuê nhà ở Duyên Hải thu được, được coi là lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định theo hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp thứ hai; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Trường hợp 2:Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.