Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và nghiệp vụ vận tải, nhiều cơ sở đã tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe chuyên nghiệp. Dưới đây là những tài liệu để phục vụ cho quá trình tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông:
Quá trình tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông có vai trò vô cùng quan trọng, thông qua chương trình tập huấn sẽ trang bị cho các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ loại hình vận tải kiến thức cơ bản liên quan đến vận tải và an toàn giao thông, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe, từ đó nâng cao trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, đồng thời đảm bảo chất lượng phục vụ và an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải bằng phương tiện ô tô. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Quyết định 1900/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe cùng với nhân viên phục vụ trên xe sẽ được biên soạn như sau:
Thứ tự | NỘI DUNG TẬP HUẤN | Phân bố thời gian tập huấn |
NGÀY THỨ NHẤT | ||
1 | Bài 1: Cơ bản về ngành vận tải ô tô Việt Nam và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vận tải | 2 tiết |
2 | Bài 2: Bồi dưỡng nghiệp vụ vận tải cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông. | 5 tiết |
NGÀY THỨ HAI | ||
3 | Bài 3: Rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe kinh doanh vận tải và nhân viên phục vụ trên xe. | 2 tiết |
4 | Bài 4: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng người lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe. | 2 tiết |
5 | Tổ chức kiểm tra | 01 tiết chia đều cho 2 tiết |
Tổng cộng: | 12 tiết chia đều cho 13 tiết |
Theo bản phân tích nêu trên thì có thể thấy, hiện nay có 04 Bài tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông. Cụ thể như sau:
– Bài tập cơ bản về ngành vận tải ô tô Việt Nam và hệ thống đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô;
– Bài bồi dưỡng nghiệp vụ vận tải cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh vận tải và đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh dịch vụ;
– Bài rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của những người lái xe trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên phục vụ trên xe;
– Bài về trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng người lái xe kinh doanh dịch vụ vận tải, nhân viên phục vụ trên xe.
2. Hướng dẫn chương trình khung tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe:
Có quy định cụ thể về việc hướng dẫn chương trình khung tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Cụ thể như sau:
– Chương trình khung tập huấn và các quy phạm của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải, nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho những người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, được xác định là yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô, vấn đề này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau;
– Chương trình khung tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho những người lái xe cùng với nhân viên phục vụ trên xe sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải giao cho Tổng cục đường bộ Việt Nam thực hiện chủ trì và phối hợp với các hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, các cơ quan khác có liên quan để tiến hành thực hiện trên thực tế. Biên soạn tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ đã được ban hành trước đó để các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sử dụng, từ đó tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ vận tải an toàn giao thông, thực hiện các hoạt động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền và hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, phối hợp với các hiệp hội vận tải ô tô cấp địa phương, phối hợp với các cơ sở đào tạo lái xe vào các trường đào tạo, trường bồi dưỡng lái xe từ trung cấp trở lên để tổ chức tập huấn cho người lái xe và các nhân viên phục vụ trên xe sao cho đúng quy định pháp luật;
– Chương trình khung tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông sẽ được xây dựng với khối lượng kiến thức phù hợp, thời gian phù hợp với người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, đảm bảo quá trình thực hiện trên thực tế, có tính khả thi. Trong quá trình thực hiện chương trình khung, cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô hoặc các đơn vị phối hợp có thể vận dụng, tuy nhiên cần phải đảm bảo khối lượng kiến thức phù hợp, đảm bảo tính khoa học của chương trình khung và đảm bảo khoảng thời gian hợp lý.
3. Yêu cầu đối với cán bộ tập huấn và người dự lớp tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông:
Căn cứ theo Quyết định 1900/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải, có quy định cụ thể và yêu cầu đối với các cán bộ tập huấn và người dự lớp tập huấn nghiệp vụ vận tải an toàn giao thông. Cụ thể như sau:
– Các yêu cầu đối với các cán bộ tập huấn nghiệp vụ vận tải an toàn giao thông có quy định như sau:
+ Cán bộ tập huấn phải là người đáp ứng một trong hai yêu cầu sau đây: Đó phải là giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ, người có trình độ chuyên môn trong ngành vận tải đường bộ với bằng đào tạo trung cấp trở lên. Hoặc đó phải là người có trình độ cao đẳng, trình độ đại học đối với các chuyên ngành khác và đồng thời cần phải có kinh nghiệm tối thiểu trong khoảng thời gian 03 năm về lĩnh vực quản lý và điều hành vận tải đường bộ;
+ Về nội dung tập huấn, cần phải tuân thủ đầy đủ theo chương trình khung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải, phù hợp với Quyết định 1900/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải;
+ Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ được quyền phối hợp với các đơn vị khác để tiến hành hoạt động tập huấn nghiệp vụ vận tải an toàn giao thông. Cụ thể bao gồm: hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô cấp địa phương, các cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, các môi trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức của các bộ và cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên.
– Đối với người dự tập huấn nghiệp vụ vận tải an toàn giao thông cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Người lái xe vào nhân viên phục vụ trên phương tiện được đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải ký
+ Chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
+ Quá trình tham gia tập huấn nghiệp vụ vận tải an toàn giao thông cần phải chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội qui của lớp tập huấn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1900/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải;
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Thông tư 17/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Thông tư 02/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.