Một tổ chức phải có tư cách pháp nhân thì mới có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Khi đã có đầy đủ tư cách pháp nhân thì tổ chức cũng được pháp luật hiện hành quy định có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó thì pháp nhân có quyền tách và sáp nhập.
Mục lục bài viết
1. Tách pháp nhân là gì?
Trước khi tìm hiểu về khái niệm tách pháp nhân là gì? Thì chúng ta cần hiểu về khái niệm pháp nhân là gì? Theo đó, tại quy định của
Khái niệm về tách pháp nhân đã được ghi nhân và được pháp luật quy định từ
Theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khái niệm về tách pháp nhân đã được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đó vẫn được giữ nguyên tại Bộ luật hiện hành, do đó, tách pháp nhân được định nghĩa là trường hợp một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
2. Điều kiện của pháp nhân:
Các điều kiện của pháp nhân được xác định Khoản 1 tại Điều 74
“Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Từ những quy định trên của Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện để trở thành pháp nhân. Vậy, khi một tổ chức muốn trở thành pháp nhân thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trong mục 2 này Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về các điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân, cụ thể:
Thứ nhất, Được thành lập một cách hợp pháp
Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận dưới các dạng: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận. Tổ chức được công nhận dựa trên quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập các tổ chức chi phối đến các tổ chức tồn tại trong xã hội. Việc công nhận sự tồn tại một tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức đó có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không. Bởi vậy, chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự tồn tại mới có thể trở thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Trong thực tiễn mỗi pháp nhân được thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân đó.
Thứ hai, Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ ở đây được thể hiện khi tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó như: doanh nghiệp, bệnh viện, trường học,… phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Không những thế mà pháp nhân phải là một tổ chức độc lập và có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, chỉ với sự độc lập mà pháp luật thừa nhận thì một tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Bên cạnh đó sự tồn tại độc lập của tổ chức còn thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân.
Thứ ba, Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó
Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình – tài sản độc lập. Trong đó:
Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ được xác định là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân mà tài sản riêng còn có thể được Nhà nước giao cho tổ chức được quyền quản lí của pháp nhân đó. Do đó, theo như quy định của pháp luật thì tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân – thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác.
Thứ tư, Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước tòa án. Do đó, với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ của pháp nhân. Khi pháp nhân không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc có gây thiệt hại cho cá nhân hoặc pháp nhân khác thì pháp nhân có thể là bị đơn trước Toà án. Ngược lại, cá nhân hoặc pháp nhân khác không thực hiện nghĩa vụ, hoặc gây thiệt hại cho pháp nhân thì pháp nhân có quyền khởi kiện trước Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Như vậy, có thể thấy pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, để một tổ chức có tư cách pháp nhân thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể để trở thành pháp nhân. Điều kiện để trở thành pháp nhân sẽ được dựa trên 4 quy định cụ thể như đã được nêu ra ở trên. Mỗi tổ chức đã có tư cách pháp nhân thì sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân theo như quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Tách pháp nhân theo Bộ luật dân sự””
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì pháp nhân phải thoả mãn các điều kiện chung như tiền đề về tổ chức để biến một tập thể người thành một chủ thể độc lập và hợp pháp để tham gia vào các quan hệ pháp luật; tiền đề vật chất để tham gia vào các quan hệ tài sản và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; tổng hợp các tiền đề tổ chức và vật chất để một tổ chức có tư cách chủ thể tham gia vào các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ của pháp nhân quy định.
Do đó, pháp luật cũng quy định và khẳng định rằng các điều kiện của pháp nhân nêu trên là một thể thống nhất không tách rời nhau, hợp thành tư cách chủ thể của pháp nhân. Đối với tài sản này thì pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Bởi vì, tài sản của pháp nhân có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp hoặc các hình thức sở hữu khác nhưng các pháp nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như một chủ sở hữu trong khuôn khổ điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân ghi nhận.
Không những thế mà pháp luật Dân sự cũng đã có nhưng quy định đặc biệt phụ hợp đối với nhu cầu của những pháp nhân khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì có thể thực hiện việc tách pháp nhân của mình. Do đó, căn cứ dựa theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật dân sự 2015 về tách pháp nhân
” 1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.”
Như vậy, sau khi tách pháp nhân, pháp nhân bị tách vẫn còn tồn tại, cùng với đó là sự ra đời của pháp nhân mới tách ra từ pháp nhân ban đầu. Trong trường hợp tách pháp nhân, các pháp nhân thỏa thuận, chia sẻ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cho phù hợp với mục đích hoạt động của các pháp nhân đó. Việc tách pháp nhân được thực hiện và đã tạo điều kiện cho tổ chức là doanh nghiệp, bệnh viện, trường học,… có tư cách pháp nhân sau khi tách thuận hợi hơn trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp nhân của mình.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.