Sự liên kết trong mô hình công ty mẹ - công ty con. Quy định về công ty mẹ - công ty con trong Luật doanh nghiệp 2014.
Sự liên kết trong mô hình công ty mẹ – công ty con. Quy định về công ty mẹ – công ty con trong Luật doanh nghiệp 2014.
Việt Nam đang từng bước hình thành, phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con trên thực tế cũng như trong pháp luật, minh chứng cho điều này là sự xuất hiện của những quy định có liên quan tới mô hình trong những văn bản mang tính pháp lý như Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Tổ hợp công ty mẹ – công ty con là mô hình nhóm công ty, theo đó, một công ty (công ty mẹ) giữ quyền cho phối về tài chính, về tổ chức hoạt động, về bộ máy quản lý của các công ty khác (công ty con).
Công ty mẹ – công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh và các khoản nợ trong phạm vi số vốn của mình, song lại có mối quan hệ ràng buộc và sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong đó yếu tố vốn là nút liên kết cơ bản, sự vận động của các cổ phần trong vốn điều lệ dẫn tới sự vận động của quyền sở hữu và sự thay đổi mức sở hữu của công ty này đối với vốn điều lệ của công ty khác dẫn tới sự thiết lập mối quan hệ mẹ – con hoặc chấm dứt mối quan hệ đó. Điều đó có nghĩa là công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối ở các công ty con, sự chi phối này phụ thuộc vào mức độ vốn đầu tư, thông thường công ty mẹ phải sở hữu trên 50% vốn của công ty con.
Bằng việc nắm giữ và chi phối về vốn đầu tư, công ty mẹ có vị trí, vai trò quan trọng trong việc quyết định chiến lược phát triển của các công ty con thông qua việc quyết định về tổ chức, quản lý, nhân sự chủ chốt, thị trường cũng như những vấn đề quan trọng khác nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả tập đoàn. Công ty con được công ty mẹ góp 100% vốn thì mối quan hệ với công ty mẹ sẽ hết sức chặt chẽ, thể hiện ở việc công ty mẹ có quyền quyết định hoàn toàn những vấn đề quan trọng của công ty con. Các công ty con mà công ty mẹ giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối sẽ có mối quan hệ ít chặt chẽ với công ty mẹ. Tuy nhiên, với tỷ lệ vốn góp giành được quyền chi phối, các công ty mẹ vẫn đủ sức kiểm soát và định hướng cho công ty con hoạt động nhằm phục vụ lợi ích, chiến lược của công ty mẹ.
Ngoài ra, giữa các công ty con lại có mối quan hệ ràng buộc với nhau, phụ thuộc vào sự điều tiết của công ty mẹ. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, các công ty con vẫn hoàn toàn độc lập và tự chủ trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Bộ máy quản lý và điều hành của loại hình này như bất cứ một công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn nào.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2014:
"Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Từ quy định trên ta thấy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định cụ thể về mối quan hệ, giữa công ty mẹ – công ty con, qua đó thấy được mối liên hệ trong mô hình này ngoài về vốn còn về hoạt động, công ty mẹ nắm quyền kiểm soát và chi phối đối với công ty con. Luật doanh nghiệp năm 2014 cũng đã quy định rõ về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con tại Điều 190.
Công ty mẹ thực hiện việc định hướng, điều phối hoạt động và quyết định các vấn đề quan trọng về nhân sự và sản xuất kinh doanh của công ty con theo chiến lược chung của cả mô hình liên kết công ty mẹ – công ty con.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
–Giấy đề nghị đăng ký hoạt động chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
– Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty mẹ
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: