Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe người khác nhắc đến từ Nhà nước và công đoàn. Vậy Nhà nước và công đoàn có gì giống và khác nhau. Nhà nước và công đoàn cùng nằm trong hệ thống chính trị và có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng có giống nhau không?. Cùng bài viết này tìm hiểu nhé:
Mục lục bài viết
1. Công đoàn và nhà nước là gì?
1.1. Khái niệm công đoàn:
Theo Luật Công đoàn năm 2012 có quy định về khái niệm công đoàn. Theo đó, có thể rút ra cách hiểu ngắn gọn về công đoàn như sau: “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động) và cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện các chức năng nhất định”.
1.2. Khái niệm nhà nước:
Nhà nước hay có thể hiểu theo nghĩa pháp luật thì Nhà nước tương đương với một quốc gia. Nhà nước là một Tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình, mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia. Do vậy nhà nước mang vai trò xã hội, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị.
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.
Theo đó, có thể đưa ra khái niệm về nhà nước dựa trên các nghiên cứu như sau: Nhà nước là một quốc gia có sở hữu vùng lãnh thổ riêng; có hệ thống bộ máy chính quyền nắm giữ toàn bộ quyền lực của đất nước, xây dựng và thiết lập những kế hoạch, chính sách vì chính trị-xã hội, ban hành các quy tắc ứng xử và yêu cầu mọi công dân cần phải tuân thủ pháp luật, điều tiết và điều hành mọi hoạt động của đất nước; quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ.
2. Công đoàn và nhà nước có điểm nào giống và khác nhau?
2.1. Điểm giống nhau:
Dưới đây là một số điểm tương đồng giữa nhà nước và công đoàn:
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích con người. Mặc dù đối tượng được bảo vệ nói riêng không giống nhau nhưng có thể thấy rằng cả nhà nước và công đoàn đều đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện cho quyền lợi của các nhóm người trong xã hội.
Thứ hai, có quyền tự do ngôn luận. Cả công đoàn và nhà nước đều có quyền tự do ngôn luận, tức là có quyền bày tỏ quan điểm và quan điểm của mình. Cả hai tổ chức có thể tham gia các cuộc họp và thảo luận về các vấn đề quan trọng, bao gồm cả chính trị và xã hội, để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ chung.
Thứ ba, cùng một tổ chức lãnh đạo. Nhà nước và công đoàn đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của nhân dân Việt Nam, những người đại diện trung thành. lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc.
2.2. Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Công đoàn | Nhà nước | |
Hệ thống tổ chức | – Cấp Trung ương có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
– Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương. – Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác. – Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn. | – Quốc hội;
– Chủ tịch nước; – Chính phủ; – Tòa án nhân dân; – Viện kiểm sát nhân dân; – Chính quyền địa phương | |
Bản chất | Công đoàn Việt Nam có hai tính chất: tính giai cấp và tính quần chúng. Từ khi ra đời Công đoàn đã mang đây đủ tính chất của giai cấp công nhân.
– Tính giai cấp: Tính chất đó được biểu hiện trong tổ chức và hoạt động Công đoàn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc. – Tính quần chúng: Công đoàn kết nạp đông đảo người lao động, không phân biệt nghề nghiệp, thành phần, dân tộc, tôn giáo… | Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp có mối liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời.
– Tính giai cấp: Là thuộc tính cơ bản, vốn có của tất cả các nhà nước. Sự ra đời của nhà nước đầu tiên sẽ phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. – Tính xã hội: Nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết các công việc chung, đại diện cho ý chí, duy trì lợi ích chung. | |
Chức năng | Công đoàn có ba chức năng đó là:
– Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; – Tham gia quản lý; – Tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. | – Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng của nhà nước được phân thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại;
– Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể: Chức năng kinh tế; Chức năng xã hội; Chức năng trấn áp; Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược;… | |
Phạm vi | Công đoàn tập trung vào bảo vệ quyền lợi của người lao động trong lĩnh vực lao động và công việc liên quan như tiền lương, giờ làm việc, điều kiện làm việc, an toàn lao động và quyền lợi xã hội của người lao động… | Nhà nước quản lý và điều hành toàn bộ đời sống xã hội và đảm bảo quyền tự do, lợi ích cho tất cả con người trong đất nước đó. | |
Quyền lực | Quyền lực của công đoàn bị giới hạn và chủ yếu nằm trong lĩnh vực lao động. | Quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, bao phủ mọi mặt của đời sống. | |
Vai trò | Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. | Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý tất cả các hoạt động. |
3. Một số tổ chức chính trị – xã hội khác:
1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam được sáng lập, rèn luyện bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đứng trong hàng ngũ Đoàn là những thanh niên ưu tú, luôn cố gắng và nỗ lực hết mình vì lý tưởng, sự nghiệp xây dựng đất nước là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho giai cấp nông dân và được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mục tiêu của Hội Nông dân là tập hợp và đoàn kết nông dân, xây dựng một giai cấp nông dân vững mạnh ở mọi mặt, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong khối liên minh công, nông, trí và đảm bảo thực hiện thành công sự công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
3. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam. Hội thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ như đề xuất chính sách phụ nữ, thúc đẩy nâng cao văn hóa, giáo dục và sức khỏe cho phụ nữ, đấu tranh chống lại bạo lực gia đình, tăng cường tình đoàn kết và hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ… Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng, phát triển và bình đẳng giới, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội.