Sử dụng xe công ty để giao hàng có phải cấp phù hiệu không? Trình tự, thủ tục xin cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Sử dụng xe công ty để giao hàng có phải cấp phù hiệu không? Trình tự, thủ tục xin cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư: công ty em là công ty vốn đầu tư của Đài Loan, chuyên sản xuất đế giày. Hiện tại công ty có mua 1 chiếc xe 3 tấn để sử dụng cho việc giao hàng của công ty. Em muốn hỏi, vậy công ty của em có cần làm phù hiệu cho xe hay không? Nếu phải làm thì công ty em có cần vào hợp tác xã để làm phù hiệu cho xe hay không, hay có thể trực tiếp đứng tên hồ sơ để làm phù hiệu xe? Mong nhận được hồi đáp của luật sư, em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 09 năm 2014 quy định về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
+ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
+ Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, về vấn đề: công ty của bạn có cần làm phù hiệu cho chiếc xe mới mua có trọng tải 3 tấn, được sử dụng để giao hàng cho công ty hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ – CP quy định về Kinh doanh và điền kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì:
"1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó".
Theo thông tin bạn đưa ra thì công ty bạn là công ty vốn đầu tư của Đài Loan, chuyên sản xuất đế giày, tuy nhiên, hiện tại công ty có mua một chiếc xe 3 tấn để sử dụng việc giao hàng của công ty. Có thể thấy, trong trường hợp này, cùng với hoạt động kinh doanh sản xuất đế giày thì công ty bạn mua xe, và sử dụng xe như một phương tiện để giao hàng, vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, và trên mỗi chuyến hàng, công ty bạn vẫn thu được một khoản lợi nhuận nhất định, thông qua doanh thu từ sản phẩm hàng hóa "đế giày" và dịch vụ chuyển hàng. Và do vậy, trong trường hợp của công ty bạn, có thể xác định việc dùng xe để chuyển hàng là một hình thức kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Đồng thời, cũng căn cứ vào khoản 3, khoản 4 Điều 11
"3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận chuyển hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn phù hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.
4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn".
Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên thì có thể xác định chiếc xe ô tô có trọng tải 3 tấn mà công ty bạn mua để sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa phải được gắn phù hiệu trước ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Thứ hai, nếu phải gắn phù hiệu, thì công ty bạn có cần vào hợp tác xã để làm phù hiệu cho xe hay không, hay có thể trực tiếp đứng tên hồ sơ để làm phù hiệu xe?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Thông tư số
"2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh trong danh sách xe do đơn vị đề nghị theo quy định tại khoản 5 Điều này"
Như đã phân tích ở vấn đề 1, trong trường hợp của công ty bạn, thì việc sử dụng xe ô tô 3 tấn mới mua để vận chuyển hàng hóa cho công ty được xác định là một hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp, và do vậy, để sử dụng chiếc xe vận chuyển hàng hóa một cách hợp pháp thì công ty bạn cần phải gắn phù hiệu cho xe trước ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Căn cứ vào quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 55 Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT) nêu trên, thì để được cấp phù hiệu cho xe ô tô trong trường hợp này thì có hai phương án được đưa ra:
Phương án thứ nhất, Công ty bạn có thực hiện việc sử dụng phương tiện ô tô để vận chuyển hàng hóa và được xác định như một hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa, do vậy để được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô trong trường hợp này, thì công ty phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 50 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp bắt buộc phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
+ Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
+ Có từ 05 xe trở lên.
+ Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.
Như vậy, đơn vị bạn có một xe 3 tấn kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp, chở hàng thông thường thì không thuộc trường hợp bắt buộc phải xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, nếu đơn vị bạn có nhu cầu xin cấp thì thực hiện như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 86/2014/NĐ – CP của Chính Phủ quy định về Kinh doanh và Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ gồm các giấy tờ sau:
"a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi)"
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về cấp phù hiệu cho xe vận tải qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì công ty bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh, thành phần hồ sơ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 Thông tư 60/2015/TT-BGTVT đã được trích dẫn ở trên. Với phương án này thì công ty bạn có thể trực tiếp đứng tên trên hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải hàng hóa.
+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.
+ Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký.
Phương án 2: Nếu công ty bạn không thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô thì công ty của bạn có thể tham gia vào một hợp tác xã kinh doanh vận tải. Bởi lẽ, theo quy định về hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải thì có yêu cầu hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 Thông tư 60/2015/TT–BGTVT gồm:
"…bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải…".
Trong trường hợp này, khi công ty bạn không thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, thì công ty sẽ không được xác định là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải, mặc dù công ty bạn có sử dụng tài sản của công ty – tức là chiếc ô tô mới mua để thực hiện việc chuyên chở hàng hóa, kinh doanh vận tải hàng hóa, và do vậy, không đủ điều kiện để đề nghị cấp phù hiệu cho xe ô tô. Tuy nhiên, với việc tham gia làm thành viên trong một hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải thì căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 Thông tư 60/2015/TT–BGTVT, thì trong trường hợp này, hợp tác xã sẽ đứng tên đơn vị kinh doanh vận tải để xin cấp phù hiệu cho xe ô tô mà bạn sử dụng.
Như vậy có thể khẳng định, Công ty của bạn, tùy vào điều kiện và nhu cầu của mình, có thể lựa chọn tham gia hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải để làm thủ tục cấp phù hiệu cho xe ô tô vận chuyển hàng hóa của mình hoặc trực tiếp đứng tên trên hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu cho chiếc ô tô đó.