Nhiều chủ thể thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có nhu cầu làm trụ sở của công ty. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước để làm trụ sở của công ty?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước làm trụ sở công ty:
1.1. Điều kiện để được thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước làm trụ sở công ty:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về điều kiện để được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, các chủ thể có thể tiến hành hoạt động thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích làm trụ sở của một công ty hoặc doanh nghiệp nhất định. Tuy nhiên để được thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước làm trụ sở của công ty thì cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể căn cứ tại Điều 82 của Luật nhà ở năm 2022 hiện nay, có ghi nhận rõ ràng về các điều kiện được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước như sau:
– Đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 32 của Luật nhà ở năm 2022;
– Các đối tượng có nhu cầu thuê nhà ở xã hội phải đáp ứng được các điều kiện về nhà ở, những điều kiện về cư trú, những điều kiện về thu nhập theo quy định tại Điều 51 của Luật nhà ở năm 2022. Ngoài ra thì nếu các chủ thể đó là hộ gia đình và cá nhân thuộc diện bị thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và phải tiến hành các hoạt động giải tỏa và phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động bồi thường bằng nhà ở hoặc đất ở thì còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện nữa, đó là phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở và đất ở tái định cư theo quy định pháp luật;
– Đối tượng được thuê nhà ở để phục vụ hoạt động tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi hoặc giải tỏa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời thì các chủ thể này cũng chưa được thuê nhà ở xã hội;
– Các đối tượng được thuê nhà ở cũ phải đang sử dụng thực tế nhà ở đó (sinh sống trực tiếp tại đây), và nay có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước này.
1.2. Có được sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước làm trụ sở công ty không?
Như đã phân tích ở trên, nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định thì các chủ thể hoàn toàn có thể tiến hành hoạt động thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Sau khi thuê thì có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, giờ chủ thể mong muốn sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để làm trụ sở của doanh nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra: Liệu rằng có được sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước để làm trụ sở của công ty hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần tìm hiểu quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề trụ sở của doanh nghiệp. Cụ thể rằng căn cứ tại Điều 42
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Nghị định 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Như vậy thì có thể thấy, căn cứ vào các quy định nêu trên, pháp luật hiện nay không nghiêm cấm trường hợp sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước để làm trụ sở của một công ty. Tuy nhiên khi muốn sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước làm trụ sở công ty thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định, cụ thể như sau:
– Cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định trong Điều 42 của Luật doanh nghiệp năm 2022 về trụ sở của doanh nghiệp như phân tích ở trên, bao gồm: phải nằm trên lãnh thổ của Việt Nam, phải có địa chỉ được xác định bằng số nhà và số đường nhất định;
– Phải phù hợp với chức năng của ngôi nhà, nếu như ngôi nhà đó được dùng để ở thì sẽ không được phép dùng để kinh doanh và đặt trụ sở của công ty;
– Phải phù hợp với hợp đồng thuê nhà được ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là trong hợp đồng thuê nhà đó phải đề cập đến việc sẽ được sử dụng nhà thuộc sở hữu nhà nước này để làm địa điểm kinh doanh.
Như vậy thì có thể thấy, ngôi nhà mà bạn thuê thuộc sở hữu nhà nước cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định như trên thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngôi nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước đó để làm trụ sở của công ty.
2. Sau khi đăng kí nhưng không sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước làm trụ sở công ty thì có hậu quả gì?
Có thể nói, nếu các chủ thể đủ điều kiện theo quy định nêu trên và sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước để làm trụ sở của công ty thì cần phải tuân thủ theo đúng nghĩa vụ mà nhà nước đã quy định. Khi đó doanh nghiệp bắt buộc phải hoạt động tại nơi đã đăng ký trụ sở kinh doanh. Trường hợp nếu không hoạt động tại trụ sở kinh doanh đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Sau khi các cơ quan quản lý thuế hoặc các cơ quan liên quan khác tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh, qua đó phát hiện được doanh nghiệp này không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký thì sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý sau đây:
– Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có hành vi kinh doanh không đúng địa điểm được ghi trong giấy phép kinh doanh (cụ thể là địa chỉ của ngôi nhà thuộc sở hữu nhà nước), sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau được sửa bởi thông tư 65/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Ngoài ra thì doanh nghiệp đó còn có thể phải chịu một số hình phạt bổ sung nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, cụ thể là bị tước giấy phép kinh doanh trong thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng;
– Đóng mã số thuế theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Luật quản lý thuế năm 2019 có ghi nhận về trường hợp bị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, trong đó bao gồm hành vi: Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế đã không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trước đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó thì có thể thấy, sau quá trình xem xét và tiến hành xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và nhận thấy rằng doanh nghiệp đó không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trước đó, thì cơ quan thuế sau một thời gian nhất định sẽ thực hiện hoạt động đóng mã số thuế của doanh nghiệp.
3. Một số lưu ý khi chọn địa chỉ làm trụ sở của công ty:
Trong quá trình lựa chọn địa chỉ để làm trụ sở của công ty cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, không sử dụng các căn hộ chung cư để làm trụ sở của doanh nghiệp, bởi vì căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật nhà ở năm 2022 có ghi nhận việc sử dụng căn hộ chung cư và mục đích không để ở bị coi là hành vi nghiêm cấm của pháp luật.
Thứ hai, cần phải đáp ứng điều kiện về treo biển hiệu và hoạt động tại trụ sở đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp hoạt động và treo biển hiệu tại trụ sở đó đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi nhận cụ thể tại Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2022. Ngoài ra đối với hành vi không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính sẽ bị xử phạt với mức dao động từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính.
Thứ ba, về việc thay đổi địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp. Trước khi đăng ký thay đổi chủ sở chính thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến vấn đề chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật thuế. Đối với trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký thì doanh nghiệp cần phải gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Bởi trụ sở chính của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp, và đây sẽ là nơi hoạt động kinh doanh và lưu giữ những thông tin quan trọng, đồng thời cũng chính là địa điểm kết nối giữa các doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và với các đối tác khách hàng. Vì vậy sự lựa chọn trụ sở công ty phù hợp với quy định của pháp luật và thuận lợi chính là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp về sau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2022;
– Luật Nhà ở năm 2022;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Thông tư 65/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.