Phá sản doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, so sánh giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp? Phá sản và giải thể giải pháp nào tốt hơn?
Khi kinh doanh không một người chủ doanh nghiệp nào muốn công ty của mình lâm vào tình trạng không lợi nhuận, nợ nần. Tuy nhiên, không tránh khỏi những lúc doanh nghiệp không còn khả năng kinh doanh hay vì lý do nào khác mà muốn dừng kinh doanh. Sẽ có hai trường hợp xảy ra là phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp. Vậy giữa hai hình thức này có điểm giống và khác nhau như thế nào sẽ được Luật Dương Gia trình bày dưới bài viết: so sánh phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Phá sản doanh nghiệp là gì?
Như cách hiểu thông thường thì phá sản thường được mọi người hiểu là bị vỡ nợ, không đủ tiền để trả các khoản nợ, làm ăn thua lỗ dẫn đến công ty không còn nguồn vốn để tiếp tục hoạt động.
Còn theo quy định của Luật phá sản hiện nay, doanh nghiệp sẽ bị coi là phá sản nếu như không đủ khả năng thanh toán và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Vây tại sao lại dẫn đến việc doanh nghiệp bị phá sản?
Nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đa dạng. Có thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân. Nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Đó là còn chưa kể tới những mô hình nhỏ lẻ khác: hợp tác xã, hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Mục đích của kinh doanh là phải có lợi nhuận. Mà trên thương trường thì một người bán vạn người mua tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, công ty trong cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc khác ngành nghề.
Nền kinh tế thị trường khác với nền kinh tế tập trung ở điểm ở đó không có nhiều thành phần kinh tế, không có nhiều hình thức sở hữu, không có tự do kinh doanh và không có cạnh tranh thực sự. Vì trong nền kinh tế tập trung Nhà nước quản lý quá chặt chẽ khiến cho môi trường kinh doanh thời kỳ đó không tạo nên sự năng động, cạnh tranh mà khi doanh nghiệp thuộc Nhà nước làm ăn thua lỗ thì sẽ giải thể hoặc bù lỗ.
Phá sản là chuyện tất yếu trong kinh doanh. Đó có thể hiểu theo hướng tiêu cực hoặc tích cực. Tiêu cực ở đây là những chủ doanh nghiệp sẽ mất niềm tin trong kinh doanh, việc vực dậy kinh doanh sẽ phải cần khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, nếu các chủ doanh nghiệp nâng cao khả năng thương lượng với các chủ nợ thì hoàn toàn có thể vực dậy công ty, sự thất bại khi đó sẽ trở thành kinh nghiệm cho về sau.
Phá sản là hiện tượng khách quan, tự nhiên trong môi trường kinh doanh. Khi có hiện tượng phá sản xảy ra cũng là lúc xảy ra xung đột giữa chủ nợ và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, giữa doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và người lao động. Vì khi đã xảy ra xung đột thì mỗi bên sẽ cố gắng giành lại lợi ích cho bên mình, lúc này sẽ bằng những biện pháp, hành vi khác nhau mà gây nên ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, mở rộng hơn là ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội.
Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hiện nay được quy định trong
2. Giải thể doanh nghiệp
Theo từ ngữ thông dụng thì giải thể có thể hiểu nôm na là phân tán các thành phần khiến cho không tồn tại một thể thống nhất nữa.
Giải thể doanh nghiệp là doanh nghiệp không còn tồn tại và hoạt động dựa trên ý chí của người chủ của doanh nghiệp và có làm thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp
Doanh nghiệp thuộc một trong những trường hợp sau đây thì doanh nghiệp sẽ giải thể:
Một là, thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong Điều lệ công ty đã hết và không có quyết định gia hạn;
Hai là, giải thể doanh nghiệp là dựa trên sự chủ động của ý chí của ban quản lý doanh nghiệp. Đó là sự đồng thuận của tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp danh, của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty trong công ty trách nhiệm hữu hạn, của Hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
Ba là, công ty không còn đủ số thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Bốn là, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp thuộc một trong những trường hợp nêu trên là điều kiện cần để giải thể doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện đủ nữa là thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản, doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Khi đáp ứng đủ hai điều kiện này thì doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ để giải thể doanh nghiệp.
Như vậy, giải thể doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm như sau:
– Giải thể doanh nghiệp là sự chấm dứt hoạt động về mặt pháp lý và thực tế;
– Giải thể doanh nghiệp mang tính hành chính. Khi doanh nghiệp đã đáp ứng được hai điều kiện nêu trên thì thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp: chấm dứt hiệu lực của mã số thuế, nộp hồ sơ giải thể, hủy con dấu, thực hiện các nghĩa vụ về thuế và tài chính,…
– Giải thể doanh nghiệp sẽ có hai trường hợp là bắt buộc và tự nguyện: tự nguyện khi doanh nghiệp không còn thời hạn hoạt động, có sự đồng ý của các thành viên trong công ty, số thành viên yêu cầu bắt buộc không đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bắt buộc phải tiến hành giải thể doanh nghiệp.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định về pháp luật doanh nghiệp hiện hành.
3. So sánh giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp
* Điểm giống nhau giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp:
– Giải thể hay phá sản đều dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp không còn tồn tại và hoạt động;
– Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Tiến hành thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác;
– Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản hoặc giải thể phải tiến hành giải quyết các chế độ lương, trợ cấp cho người sử dụng lao động.
* Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Phá sản doanh nghiệp | Giải thể doanh nghiệp. |
Nguyên nhân | Doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán khi đến hạn và bị | Giải thể doanh nghiệp là khi doanh nghiệp thuộc trong các trường hợp không còn thời hạn kinh doanh, không đủ thành viên tối thiểu, tự nguyện giải thể doanh nghiệp của các thành viên, bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh và đã thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính, không tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. |
Luật điều chỉnh | Luật phá sản | Luật doanh nghiệp |
Thẩm quyền giải quyết | Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên Thẩm phán có thể ra quyết định mở thủ tục phá sản hay không. | Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp và có quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. |
Chủ thể có yêu cầu nộp đơn | – Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, thành viên hợp danh – Cổ đông/nhóm cổ đông – Công đoàn, người lao động – Chủ nợ có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần – Người đại diện theo pháp luật
| – Chủ doanh nghiệp – Hội đồng thành viên – Chủ sở hữu công ty – Đại hội đồng cổ đông – Tất cả thành viên hợp danh |
Bản chất | Phá sản là thủ tục tư pháp, do Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục luật định | Giải thể là thủ tục hành chính do chính doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể. |
Thứ tự thanh toán | – Chi phí phá sản – Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các quyền lợi của người lao động – Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản – Nghĩa vụ tài chính Nhà nước – Khoản nợ trả cho chủ nợ | Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, quyền lợi của người lao động, nợ thuế, các khoản nợ khác. |
Hậu quả | Doanh nghiệp không bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh | Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. |