Trong quá trình khởi kiện và giải quyết vụ án dân sự, sẽ phát sinh những căn cứ để chuyển đơn khởi kiện hoặc chuyển vụ án dân sự. Vậy hai thủ tục này có điểm gì giống và khác nhau.
Mục lục bài viết
1. So sánh chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án dân sự:
Vụ án dân sự là tranh chấp xảy ra giữa các đương sự, theo đó các bên có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện để khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền, thường thì tranh chấp dân sự là những tranh chấp về quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các bên, các bên khởi kiện cũng chính là để bảo đảm lợi ích này.
Chuyển đơn khởi kiện có thể hiểu là vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưng lại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhận đơn mà thuộc thẩm quyền của một Tòa án khác do không đúng thẩm quyền về cấp, thẩm quyền về lãnh thổ. Khi đó, Tòa án nhận đơn có nghĩa vụ chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
1.1. Điểm giống:
Có thể thấy chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án là hai thủ tục nằm ở hai giai đoạn tố tụng khác nhau nhưng về bản chất pháp lý là giống nhau. Việc chuyển đơn khởi kiện hay chuyển vụ án đều xảy ra khi vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (nghĩa là đúng thẩm quyền về vụ việc) nhưng không thuộc thuộc thẩm quyền của Tòa án tiếp nhận đơn do sai thẩm quyền về cấp hoặc thẩm quyền theo lãnh thổ.
1.2. Điểm khác nhau:
* Về căn cứ pháp lý:
– Việc chuyển đơn khởi kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Chuyển vụ án được căn cứ theo Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
* Về thời điểm phát sinh thủ tục:
– Chuyển đơn khởi kiện được thực hiện vào thời điểm trước khi thụ lý vụ án.
– Chuyển vụ án được thực hiện vào thời điểm sau khi thụ lý vụ án
* Về thẩm quyền:
– Đối với chuyển đơn khởi kiện: chủ thể có thẩm quyền là thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện. Khi người khởi kiện có đủ điều kiện khởi kiện, nhưng tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì thẩm phán được phân công xem xét ra quyết định chuyển đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền.
– Đối với chuyển vụ án: chủ thể có thẩm quyền là tòa án đã thụ lý vụ án ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền.
* Thủ tục thực hiện chuyển đơn và chuyển vụ án:
– Đối với chuyển đơn khởi kiện:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì thẩm phán được phân công phải xem xét đơn khởi kiện và đưa ra quyết định chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và việc chuyển đơn khởi kiện này được ghi chú vào sổ nhận đơn.
+ Việc chuyển đơn khởi kiện phải được thông báo cho người khởi kiện. Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan biết việc chuyển hồ sơ khởi kiện của họ đến Tòa án khác có thẩm quyền giải quyết.
+ Nếu sau khi nhận được quyết định chuyển đơn khởi kiện, thông báo về việc chuyển đơn khởi kiện; thấy Tòa án đã nhận đơn khởi kiện mà chuyển đơn đến Tòa án khác không đúng quy định của pháp luật để gây khó khăn cho việc tham gia tố tụng của khách hàng thì cá nhân, tổ chức nhận thông báo có quyền khiếu nại.
– Đối với chuyển vụ án:
+ Sau khi ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho toà án có thẩm quyền giải quyết, toà án xoá tên vụ án trong sổ thụ lý.
+ Quyết định chuyển vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này. Kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo liên quan đến việc giải quyết vụ án, các bên phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình hoặc có khiếu nại liên quan.
2. Khởi kiện VADS và ý nghĩa khởi kiện VADS:
Khởi kiện VADS là hoạt động tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân dẫn đến hậu quả pháp lý Tòa án phải xem xét thụ lý và giải quyết VADS. Để tránh việc khởi kiện tràn lan không có căn cứ dẫn đến xâm phạm quyền, lợi ích của chủ thể khác và việc giải quyết VADS của Tòa án có hiệu quả pháp luật phải quy định đầy đủ cụ thể các vấn đề liên quan đến khởi kiện VADS như các chủ thể có quyền khởi kiện, điều kiện khởi kiện VADS, phạm vi khởi kiện VADS, trình tự, thủ tục khởi kiện VADS v.v…
Khi giải quyết VADS theo thủ tục sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ được xem xét trong phạm vì yêu cầu của các chủ thể không giải quyết những nội dung mà các chủ thể không yêu cầu. Chính vì vậy khởi kiện VADS chính là cơ sở làm phát sinh thủ tục tố tụng dân sự giải quyết VADS tại Tòa án đồng thời cũng chính là căn cứ để xác định phạm vi xét xử sơ thẩm.
Khởi kiện VADS là một trong rất nhiều biện pháp các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể lựa chọn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc thực hiện hoạt động khởi kiệnchủ thể có quyền khởi kiện nhờ tới sự can thiệp của Tòa án thông qua hoạt động xét xửTòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ngăn chặn được các thiệt hại xảy ra chấm dứt hành vi vi phạm và khôi phục lại các quyền dân sự của các chủ thể. Đồng thờikhi thực hiện việc khởi kiện nghĩa là chủ thể mong muốn được Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để phán xét khôi phục quyền hay lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế bắt buộc thi hành đối với những chủ thể liên quan và được đảm bảo thực hiện thông qua Cơ quan Thi hành án dân sự. Do đó, pháp luật ghi nhận vấn đề khởi kiện trao quền khởi kiện cho cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng có nghĩa là trao trách nhiệm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống của nhân dân thực hiện theo đường lối của Đảng và Nhà nước đó là “Nhà nước của dân do dân, vì dân”.
Khởi kiện VADS là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS. Đây là hành vi đầu tiên của các chủ thể trong quan hệ tranh chấp đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án và khởi động một quá trình tố tụng. Chỉ khi có đơn yêu cầu khỏi kiện của chủ thể thì Tòa án mới xem xét để có thụ lý giải quyết hay không. Quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chứccơ quan là xuất phát tự ý chí của chính họ, họ có quyền tự thỏa thuận và tự định đoạt đối với các chủ thể khác khi xảy ra tranh chấp. Vì vậykhi có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì người có thẩm quyền sẽ xem xét vào đưa ra quyết định thụ lý hay không thụ lý. Khi có quyết định thụ lý thì Tòa án sẽ thực hiện các giai đoạn tiếp theo của tố tụng. Nếu chủ thể có quyền khởi kiện không thực hiện hoạt động khởi kiện thì sẽ không có những hoạt động tố tụng tiếp theo và VADS sẽ không được phát sinh kéo theo đó là tranh chấp sẽ không được giải quyết triệt để. Có thể thấy khỏi kiện là hành vi đầu tiên của cả nhân, pháp nhân, và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ luật TTDS, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ tố tụng dân sự, là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo trong quá trình giải quyết VADS.
Thông qua hoạt động xét xử Tòa án góp phần bảo vệ và củng cổ pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời nâng cao hiệu quả xét xử, xác lập chế độ trách nhiệm cao với nhân dân, cùng cố lòng tin của nhân dân với chế độ. Với hoạt động khởi kiện của mình, đương sự đã nhờ tới sự can thiệp của chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi đó, Nhà nước sẽ sử dụng bộ máy quyền lực mang tính cưỡng chế của mình không chỉ khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại của đương sự mà còn trừng trị hành vi vi phạm pháp luật nhằm răn đe, ngăn chận các hành vi vi phạm khác, đảm bảo sự ổn định của các quan hệ xã hội, góp phần tạo nên một xã hội văn minh, phát triển.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015