So sánh bồi thường thiệt hại dân sự và bồi thường thiệt hại thương mại. Điểm khác biệt giữa bồi thường thiệt hại dân sự và thương mại là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi về so sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự 2015 và bồi thường thiệt hại trong
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Giống nhau:
+ Bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó khi một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ pháp lý gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà hành vi vi phạm gây ra.
+ Mục đích của việc bồi thường thiệt hại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; nhằm hạn chế các hành vi vi phạm của các bên khi tham gia vào bất kỳ quan hệ hay giao dịch nào.
– Khác nhau: Bồi thường thiệt hại quy định trong Bộ luật dân sự 2015 và bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại 2005 khác nhau ở những điểm cơ bản sau:
>>> Luật sư
Tiêu chí | Luật Thương mại năm 2005 | |
Khái niệm | Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. | Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. |
Mục đích | – Bảo vệ quyền lợi bên bị vi phạm; – Ngoài khôi phục, bù đắp các tổn thất về vật chất, còn các tổn thất về tinh thần | – Bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm – Nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm |
Mức bồi thường | Thứ nhất: Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại dựa vào thiệt hại thực tế. Ngoài ra, theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc cụ thể. Thứ hai: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác…) + Tổn thất vật chất: Căn cứ vào giá trị tổn thất thực tế, tuy nhiên cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào yếu tố lỗi và khả năng tài chính của bên vi phạm; + Tổn thất tinh thần: Căn cứ vào thỏa thuận của các bên, nếu không có thể yêu cầu Tòa án ấn định theo luật căn cứ vào từng trường hợp cụ thể Thứ ba: Bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể theo luật định | Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. |
Căn cứ áp dụng chế tài | – Có hành vi vi phạm hợp đồng – Có thiệt hại thực tế, bao gồm thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần | – Có hành vi vi phạm hợp đồng – Có thiệt hại thực tế – Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại |
Mối quan hệ giải quyết | – Nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm | – Các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật có quy định khác – Nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật có quy định khác |
Thời hiệu yêu cầu bồi thường | Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. | Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật Thương mại năm 2005 |
Căn cứ pháp lý | Điều 419, Điều 588, Chương XX, các quy định khác có liên quan | Từ Điều 302 đến Điều 305, Điều 307, Điều 319, các quy định khác có liên quan |