So sánh công ty hợp danh và tổ hợp tác. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa công ty hợp danh và tổ hợp tác.
So sánh công ty hợp danh và tổ hợp tác. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa công ty hợp danh và tổ hợp tác.
Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về công ty hợp danh như sau:
Điều 172. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Điều 111 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về tổ hợp tác như sau:
Điều 111. Tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.
Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;
b) Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên;
c) Mức đóng góp tài sản, nếu có; phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;
d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên;
đ) Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác;
e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;
g) Các thoả thuận khác.
Tổ hợp tác được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 từ Điều 111 đến Điều 120. Theo đó, công ty hợp danh và Tổ hợp tác có những điểm giống và khác nhau là:
1.1. Giống nhau:
– Đều là tổ chức kinh tế.
– Đều hoạt động mang tính chất đối nhân.
– Đều có mục đích thu lợi nhuận.
– Đều có tư cách pháp nhân.
– Công ty hợp danh và tổ hợp tác đều chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty, tổ hợp tác.
– Các thành viên tham gia công ty hợp danh, tham gia hợp tác xã phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật và Điều lệ về điều kiện là thành viên, quyền và nghĩa vụ đối với công ty, góp vốn đúng thời hạn…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1.2. Khác nhau:
a. Công ty hợp danh
– Gồm hai dạng: Công ty hợp danh thông thường và công ty hợp danh hữu hạn.
– Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty. Thành viên góp vốn thì chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn.
– Quyền và nghĩa vụ của các thành viên dựa thoe tỷ lệ góp vốn. Thành viên hợp danh có các quyền ưu tiên hơn so với thành viên góp vốn và có thể không theo tỷ lệ vốn góp, Điều lệ công ty quy định điều này.
– Không quy định tỷ lệ góp vốn tối thiểu, tối đa.
– Có những hạn chế nhất định đối với thành viên hợp danh.
– Mọi công việc kinh doanh, quản lý, điều hành công ty đều do thành viên hợp danh đảm nhận, thành viên góp vốn chỉ tham gia biểu quyết những vấn đề liên quan đến giải thể công ty, quyền và nghĩa vụ của họ.
– Mô hình tổ chức, quản lý của công ty hợp danh khá đơn giản, pháp luật không can thiệp nhiều mà phần lớn do các thành viên tự chi phối nhau.
b. Tổ hợp tác
– Gồm hai dạng: Tổ hợp tác thông thường và Tổ hợp tác tạo việc làm.
– Hoạt động chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu việc làm của thành viên.
– Quy định số vốn tối thiểu (Điều lệ), số vốn tối đa là 20% Vốn điều lệ.
– Các thành viên có quyền biểu quyết ngang nhau, không phụ thuộc tỷ lệ vốn góp.
– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận dựa vào sự tiêu thụ sản phẩm của thành viên hoặc công sức đóng góp của thành viên, sau đó mới dựa vào tỷ lệ vốn góp.
– Mô hình tổ chức, quản lý phức tạp hơn công ty hợp danh.