Có quy định nào về số ngày được thăm nom con không? Bị ngăn cản, ngăn cấm thăm nuôi con phải làm thế nào? Cách xử lý khi bị cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con sau khi đã ly hôn?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có quyền hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con không?
- 2 2. Phải làm sao khi không được gặp con sau khi ly hôn
- 3 3. Giải quyết việc không được thăm nom con sau khi ly hôn
- 4 4. Làm thế nào khi bị ngăn cản, gây khó dễ thăm nom con?
- 5 5. Quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- 6 6. Xử lý khi bị cản trở quyền thăm nom con?
1. Có quyền hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi có vấn đề sau nhờ luật sư tư vấn giúp tôi
Tôi và chồng tôi đã ly hôn. Chúng tôi có con chung hơn 2 tuổi, sau khi ly hôn tôi là mẹ nên nhận nuôi cháu. Chồng cũ của tôi phải cấp dưỡng nuôi cháu hàng tháng và được thăm gặp cháu. Khi có ý định muốn đưa con đi đâu chơi thì chồng tôi có phải xin ý kiến của tôi không? Tôi có quyền ngăn cấm chồng tôi không được mang con tôi đi đâu nếu không có sự đồng ý của tôi không? Rất mong nhận được câu trả lời, Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 82
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Luật sư
Như vậy, chồng bạn hoàn toàn có quyền thăm nom, chăm sóc con chung của các bạn. Pháp luật hôn nhân và gia đình không liệt kê cụ thể những việc nào được gọi là thăm nom, chăm sóc, tuy nhiên, việc đưa con đi chơi hoặc đi đâu đó nhằm phục vụ cho mục đích phát triển của đứa trẻ hay bù đắp tình cảm cha con… là việc hoàn toàn bình thường và là nhu cầu chính đáng của cả người cha và đứa trẻ.
Pháp luật Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bà mẹ và trẻ em, do đó, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ trong những gia đình khuyết bố hoặc mẹ pháp luật đã đưa ra những quy định rất nhân văn nhằm hướng đến phát triển con người và bạn không có quyền ngăn cấm người cha thực hiện hành động thăm nom, chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ, bù đắp tình cảm… cho con của mình, trừ khi bạn có chứng cứ rõ ràng việc đưa con bạn đi ra ngoài là cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của bạn thì khi đó bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người cha.
2. Phải làm sao khi không được gặp con sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã ly hôn với chồng, chúng tôi có một đứa con chung, chồng tôi được quyền nuôi con. Thời gian gần đây, tôi hay đến thăm con, mỗi lần đến đều bị ông bà nội đuổi đi và không cho gặp con. Vậy tôi phải làm thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định tại Điều 82 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Bên cạnh đó, Điều 83 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
“2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Theo đó, bạn có quyền được thăm con mà ông, bà nội không được cản trở quyền thăm nom con. Nếu vẫn có hành vi cản trở việc thăm nom thì bạn báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Với hành vi này thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị Định 167/2013/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 như sau:
“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
3. Giải quyết việc không được thăm nom con sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin trình bày sự việc như sau:
Em và vợ em đã ly dị chúng em có 1 cô con gái chung năm nay cháu được hơn 2 tuổi. Hiện tại em đang sống ở huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Bên tòa án huyện Sóc Sơn quyết định trao quyền trực tiếp nuôi con cho vợ em, hiện tại cô ấy và cháu đang sống ở huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Từ tháng 10 năm 2014 đến ngày 07/02/2015 em đến thăm con gái và nhiều lúc em muốn đón con gái đi chơi, về quê chơi nhưng vợ em có hành vi chống đối đến nay em vẫn chưa 1 lần được đón con gái em về quê chơi hay đi chơi. Mà theo luật Việt Nam cũng như bên tòa án huyện Sóc Sơn đã tuyên thì em có quyền được đưa đón, chăm sóc và giáo dục con gái em bất cứ ai cũng không có quyền ngăn cản.
Vậy em xin hỏi em muốn kiện vợ em ra tòa vì có hành vi ngăn cản quyền làm cha của em thì em lên tòa án huyện Sóc Sơn nơi em ở hay lên tòa án huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Và em phải chuẩn bị thủ tục gì trước khi lên tòa hay em lên tòa bên tòa án có mẫu để em trình bày.
Nếu tòa án xử với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, đưa đón con cái thì vợ em phải chịu hình phạt nào vậy? Mức chịu hình phạt như thế nào? Em xin nhờ sự giúp đỡ của anh chị!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì việc ly hôn của bạn đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết và bản án, quyết định của tòa đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, các bên phải có nghĩa vụ thi hành án. Đối với người không được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình có quyền và nghĩa vụ thăm nom con. Và người được trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trừ trường hợp bị hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình.
Trong trường hợp vợ bạn không thực hiện đúng nội dung bản án đã tuyên, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Trường hợp không tự nguyện thi hành, có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Nội dung đơn yêu cầu thi hành án gồm:
Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
Nội dung yêu cầu thi hành án;
Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Trong đơn bạn cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ. Bạn cũng có thể trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự nhưng phải lập biên bản ghi rõ các nội dung trên, có chữ ký hoặc điểm chỉ của bạn và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
Hoặc bạn có thể làm đơn gửi lên tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Bạn có thể làm đơn gửi lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (trong trường hợp này là vợ cũ của bạn) cư trú. Hoặc nếu bạn và vợ cũ có thể thỏa thuận được thì bạn có thể gửi đơn lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú (Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn).
Đơn khởi kiện của bạn cần đảm bảo những nội dung:
Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
Tên, địa chỉ của người bị kiện;
Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
Các thông tin khác mà bạn xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
Kí tên/điểm chỉ.
4. Làm thế nào khi bị ngăn cản, gây khó dễ thăm nom con?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.
Năm 2015 vợ chồng tôi ly hôn, theo quyết định của tòa án thì vợ tôi có quyền nuôi 2 con chung (một sinh năm 2013) vì khi đó con con nhỏ nên vợ tôi được giành quyền nuôi con, còn tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng vì vợ tôi không có việc làm kiếm tiền. Khi con bị ốm nhẹ…thì vợ tôi lại luôn tìm lý do gọi điện bắt tôi phải đến chăm sóc con, đưa con đi viện. Không nghỉ việc để chăm con nên tôi từ chối thì vợ tôi lại lấy lý do đó để ngăn cản tôi thăm con. Tôi thường gọi trước để đến thăm hay xin đón con về thăm, ban đầu được đồng ý nhưng khi tôi đến đón thì lại đóng cửa, tắt điện thoại, có lần bị cả mẹ vợ ngăn cản, còn hăm dọa đứa nhỏ. Bên cạnh đó còn thường xuyên yêu cầu tôi gửi thêm rất nhiều tiền để chăm sóc cho con.
Quyền thăm con của tôi bị ngăn cản như vậy thật sự rất khó khăn, Luật sư tư vấn giúp tôi trong trường hợp này tôi nên làm như thế nào để bảo vệ quyền của mình
Luật sư tư vấn:
Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014: Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, có nghĩa vụ:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Có thể thấy, khi con đau ốm cần sự chăm sóc của người cha thì bạn lại không có mặt đúng lúc phó mặc cho gia đình bên vợ cũ thì đó cũng là một phần lỗi về bạn. Và đó chính là cái cớ để họ tác động đến con làm cho chúng ko dám hoặc ko muốn gặp bạn nữa..
Bây giờ, bạn phải nhận ra cái sai và sửa sai, cố gắng tthể hiện vai trò, trách nhiệm và sự tận tụy hy sinh của người cha thì gia đình bên vợ và các con bạn sẽ nhận ra và sẽ tự động đến với bạn mà thôi. Bạn đừng nghĩ đơn giản về việc hàng tháng cứ gởi tiền cấp dưỡng là xong trách nhiệm.
Còn về phần vợ cũ và gia đình đã có những hành vi cản trở quyền đối với con cái của bạn theo khoản 3 Điều 82 đã trích ở trên và khoản 2 Điều 83 cũng khẳng định:
“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, người trực tiếp nuôi con nếu gây khó, cản trở người kia đến thăm con; hoặc người không trực tiếp nuôi con nếu lạm dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con đều là hành vi vi phạm pháp luật. Và có thể bị xử lí theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó Điều 53 quy định về Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Ngoài ra, việc Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau cũng là hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Khi bị một bên cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn, người không trực tiếp chăm sóc con có thể thực hiện như sau:
+ Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
+ Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng tình trạng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con
+ Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho t.hi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo án Tòa.
Sau đó, cơ quan Thi hành án mời các bên đến làm việc, người trực tiếp chăm sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con, không gây khó nữa. Nội dung này được ghi vào biên bản, có ký tên đóng dấu của cơ quan thi hành án.
Nhưng nếu người trực tiếp chăm sóc con không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận thì bên không trực tiếp chăm sóc được quyền gửi đơn đến Tòa án xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Với những chứng cứ và quy trình đã làm, Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu của người nộp đơn, quyết định cho thay đổi người nuôi con một cách thuyết phục theo Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
5. Quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư tôi có một câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi và vợ tôi mới ly hôn được 30 ngày khi ly hôn tòa án đã giải quyết cho tôi được nuôi con trai lớn vợ tôi được nuôi con gái thứ 2. Vi chúng tôi có hai con chung giờ vợ tôi mang cả hai con đi vậy xin hỏi tôi có được quyền không cho cô ấy mang con trai lớn đi không rất mong được luật sư tư vấn sớm giúp tôi hướng giải quyết cảm ơn luật sư rất nhiều?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Có thể thấy, khi đã có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con giữa bạn và vợ bạn thì hai bạn buộc phải chấp hành theo bản án, quyết định đó. Vợ bạn chỉ có quyền thăm non người con lớn và bạn đang nuôi dưỡng chứ không có quyền mang người con này đi bất kì đâu. Nếu hiện tại vợ bạn đang chăm sóc người con lớn mà không giao cho bạn thì bạn có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện việc buộc vợ bạn phải giao con cho bạn theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
6. Xử lý khi bị cản trở quyền thăm nom con?
Tóm tắt câu hỏi:
Em muốn hỏi quyền thăm nom, chăm sóc, đón đưa con khi đã ly hôn. Em đã ly hôn được 7 tháng, em có 2 con tòa chia mỗi người nuôi một cháu. Sau khi ly hôn anh ta đưa con về cho bà nội ở Vĩnh Phúc còn anh ta ở trên Điện Biên. Em sống và làm việc tại Điện Biên, phải xa con em cũng thu xếp công việc 1 đến 2 tháng về thăm con một lần.
Cách đây nửa tháng em có trao đổi với anh ta là bây giờ em về quê thăm con em sẽ đón con em ra ngoài ngày cuối tuần để mẹ con có thời gian cho nhau, anh ta nói nếu con đồng ý đi thì anh ta cho con đi chơi cùng em. Nhưng hôm vừa rồi em về thăm cháu, anh ta cũng ở quê. Em về xin phép gia đình anh ta cho đón cháu ra ngoài nhưng gia đình anh ta cấm cản không cho em đón con, còn anh ta trốn không ra mặt, để mọi người trong gia đình anh ta quát mắng em. Em mong luật sư tư vấn cho em, có nên kiện anh ta không và nên làm như nào cho đúng pháp luật? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì hai vợ chồng bạn đã ly hôn và người chồng của bạn là người được trực tiếp nuôi một con, còn một con còn lại do bạn nuôi. Tuy nhiên, sau khi ly hôn cả chồng và gia đình chồng bạn đều ngăn cản không cho chị được thăm nom, chăm sóc con. Để xác định việc làm của chồng bạn là đúng hay sai và đưa ra giải pháp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì cần xem xét các phương diện sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, việc ly hôn của cha mẹ không làm ảnh hưởng đến việc quyền, nghĩa vụ chăm sóc, trông nom, giáo dục con của cha, mẹ. Cụ thể, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trong trường hợp của bạn, thì sau khi ly hôn, bạn và chồng bạn mỗi người được giao trực tiếp nuôi một con. Do vậy, đối với người con mà chồng bạn nuôi thì chồng bạn được xác định là người trực tiếp nuôi con còn bạn được xác định là người không trực tiếp nuôi con. Theo quy định của Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người không trực tiếp nuôi con phải có quyền và nghĩa vụ sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Đồng thời, cha, mẹ người trực tiếp nuôi con cũng không được quyền cản trở người không trực tiếp nuôi con gặp con và chăm sóc con theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về quyền nuôi con khi ly hôn:1900.6568
Như vậy, căn cứ vào quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền, nghĩa vụ thăm nom con, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là quyền của cha, mẹ, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do vậy, sau khi ly hôn, bạn – người không trực tiếp nuôi cháu hoàn toàn có quyền, nghĩa vụ chăm nom người con mà chồng bạn đang nuôi, không ai có quyền cản trở. Do vậy, việc chồng bạn và những người trong gia đình chồng bạn ngăn cản không cho bạn thăm cháu, đón cháu đi chơi, chăm sóc, quan tâm cháu được xác định là hành vi trái pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, bạn vẫn đang nuôi một người con khác và không có những hành vi thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con, và bạn cũng không có lạm dụng quyền nuôi con của người trực tiếp nuôi con là chồng bạn. Do vậy, chồng và gia đình chồng không được ngăn cản, cản trở việc bạn thăm nom, chăm sóc cháu của bạn. Việc chồng bạn đồng ý cho bạn đưa con đi chơi, nhưng sau đó lại không giữ lời, và gia đình chồng cấm cản không cho bạn gặp và đón con còn mắng chửi bạn… được xác định là hành vi cản trở quyền thăm nom con của bạn.
Để đảm bảo quyền thăm nom của mình, bạn có thể thỏa thuận thương lượng với chồng bạn, gia đình chồng bạn để yêu cầu họ không cản trở việc bạn thăm nom, chăm sóc con vì hành vi của họ đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của bạn đối với người con của mình. Nếu chồng bạn và gia đình chồng bạn không đồng ý thì bạn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về gia đình như Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội liên hiệp phụ nữ thôn, xã hòa giải, và yêu cầu họ cho bạn được quyền thăm nom con. Nếu chồng bạn và gia đình chồng vẫn tiếp tục cản trở quyền thăm nom con của bạn thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc.