Các chế độ sở hữu phong phú hơn với sở hữu cá nhân được tôn trọng. Nền kinh tế nhiều thành phần được khẳng định mặc dù kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. Vậy trong thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển thì sở hữu toàn dân là gì?
Mục lục bài viết
1. Sở hữu toàn dân là gì?
Theo quy định tại
Về đối tượng sở hữu toàn dân, theo quy định tại Điều 197 BLDS 2015 thì bao gồm có đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Sở hữu toàn dân được hiểu là một hình thức sở hữu chung do toàn dân là chủ sở hữu mà Nhà nước là người đại diện, do đó không nên quy định sở hữu toàn dân như một hình thức sở hữu độc lập. Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân có sự khác biệt với các hình thức sở hữu chung khác nên cần quy định thành một mục riêng trong chế định về sở hữu chung.
Sở hữu toàn dân trong tiếng Anh được hiểu là Own the entire people.
Cách hiểu sở hữu toàn dân trong tiếng Anh như sau:
” Ownership of the entire people is understood as a form of collective ownership owned by the entire people and represented by the State. Therefore, universal ownership should not be defined as an independent form of ownership. However, the possession, use and disposition of property under the ownership of the entire people differ from other forms of common ownership, so it is necessary to set up a separate section in the institution on common ownership.”
Nói đến sở hữu toàn dân là nói tới một chế độ sở hữu, còn sở hữu nhà nước là một hình thức sở hữu cụ thể, đây là hai vấn đề rất khác nhau. Sự không thống nhất này đã gây ra nhiều vướng mắc trong thực tiễn và lý luận cần được nghiên cứu sửa đổi cơ bản. Vì vậy, cần làm rõ khái niệm “sở hữu toàn dân”, từ đó nên cân nhắc xem có nên tiếp tục sử dụng thuật ngữ này nữa không.
2. Các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân:
Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Theo đó, có 6 loại tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
– Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
– Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
– Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (tài sản của quỹ bị giải thể).
– Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).
– Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
– Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
Nghị định nêu rõ việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan. Việc xác định giá trị và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo cơ chế thị trường.
Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 53
Vẫn theo Điều 53
Làm rõ “sở hữu toàn dân” cũng là để bảo đảm quyền chính trị của các công dân Việt Nam. Toàn dân có quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân của Nhà nước. Chẳng hạn, trong lĩnh vực kinh tế, mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc tham gia quản lý, giám sát nguồn vốn thuộc sở hữu toàn dân trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước, qua đó thúc đẩy phát triển khối doanh nghiệp có vốn nhà nước, và rộng ra là thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế.
3. Góp phần hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai ở nước ta:
Như đã biết, đất đai là nguồn lực cơ bản của xã hội, là đối tượng và điều kiện tất yếu của sản xuất. Cùng với các yếu tố như lao động, vốn tư bản, công nghệ, đất đai – tài nguyên cũng là một trong những đầu vào quan trọng của hoạt động kinh tế. Trong kinh tế thị trường, đất đai cũng là một hàng hóa, hơn nữa, còn là hàng hóa rất đặc biệt do các đặc tính liên quan tới môi sinh toàn cầu, chủ quyền và an ninh quốc gia, tính hữu hạn, tính không mất đi mà còn có thể được bồi bổ, nâng cấp trong quá trình khai thác sử dụng.
Giá trị kinh tế của đất đai phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể sử dụng, phương thức khai thác và trình độ phát triển khoa học công nghệ. Chế độ sở hữu đất đai có vai trò quan trọng trong hệ thống quan hệ sản xuất, quyết định phương thức canh tác, sử dụng đất đai và cách thức kết hợp giữa đất đai với các yếu tố sản xuất như lao động, vốn và công nghệ, cuối cùng, quyết định việc phân chia và hưởng thụ lợi ích thu được từ đất đai.
Với chế độ sở hữu đất đai toàn dân mà Nhà nước là đại diện, Nhà nước phải quyết định việc phân định các quyền năng và cấu trúc chủ thể thực hiện các quyền năng này, nhằm quản lý và khai thác hiệu quả đất đai trên thực tế, cuối cùng, quyết định việc phân chia lợi ích thu được từ đất đai đáp ứng yêu cầu toàn dân và tiến bộ xã hội. Nhưng thực tế diễn ra không hoàn toàn đúng như vậy. Không ngoại trừ Nhà nước chúng ta đã không làm tốt chức năng của chủ thể sở hữu và chủ thể quản lý nền kinh tế, mà buông lỏng để cho “cá nhân” hay “nhóm lợi ích” chi phối sở hữu đất đai toàn dân.
Điều đó khiến sở hữu đất đai toàn dân trong một số trường hợp chỉ còn là khái niệm pháp lý tượng trưng mà mất đi ý nghĩa, nội dung kinh tế sống động. Vì thế, cách tiếp cận hợp lý hiện nay là hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai toàn dân về cả hai phương diện pháp lý và nội dung kinh tế, làm cho khía cạnh pháp lý phù hợp với nội dung kinh tế và bổ sung nội dung kinh tế của sở hữu đất đai toàn dân cho phù hợp với thể chế thị trường, hơn nữa là thể chế thị trường thế giới.
Nếu pháp luật về đất đai ở nước ta được hoàn thiện theo hướng này thì chắc chắn, chế độ sở hữu đất đai toàn dân sẽ được kiện toàn, củng cố một bước quan trọng trong thực tế, phù hợp hơn với thể chế kinh tế thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Xét về phía Nhà nước sẽ đảm bảo thực quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu và quản lý đất đai toàn dân; về phía người dân, tổ chức và doanh nghiệp cũng sẽ có được thực quyền và lợi ích của chủ thể sử dụng đất. Khi đó, đất đai sẽ có chủ sở hữu và chủ sử dụng xác định, hạn chế đáng kể tệ tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả sử dụng đất, đồng thời cũng làm lành mạnh hóa quan hệ đất đai và giảm bớt các khiếu kiện bức xúc hiện nay trong lĩnh vực quản lý đất đai – tài nguyên ở nước ta.
Kết luận: Đối tượng của sở hữu toàn dân là những tài sản có giá trị lớn, là tư liệu sản xuất chủ yếu của đất nước, do đó sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu rất quan trọng cả về mặt kinh tế và chính trị. Vì vậy, sở hữu toàn dân cần được coi là một hình thức sở hữu độc lập.