Để đảm bảo giao dịch pháp lý về nhà đất thì cá nhân cần kiểm tra thật kỹ các thông tin lên quan đến bất động sản, cụ thể là các thông tin ghi nhận trong sổ đỏ. Vậy sổ đỏ không có mã vạch ở trang cuối có phải là giả không?
Mục lục bài viết
1. Sổ đỏ không có mã vạch ở trang cuối có phải là giả không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng từ pháp lý quan trọng do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một thể thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với tất cả các loại đất nhà ở và tài sản đất liền với đất. Bất kỳ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào đều có 4 trang và mỗi trang sẽ thể hiện những nội dung riêng biệt, trong đó phải kể đến cách thể hiện mã vạch trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tài sản khác gắn liền với đất.
Mã vạch trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn hành vi làm giả sổ đỏ mà các đối tượng xấu thực hiện. Trước đây, liên quan đến quy định về mã vạch của Giấy chứng nhận đã được ghi nhận tại
– Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mã vạch luôn được mặc định in tại cuối trang 4;
– Luật quy định mỗi giấy chứng nhận đều có mã vạch để đảm bảo sự quản lý tra cứu thông tin về giấy chứng nhận và hồ sơ cấp giấy chứng nhận; nội dung của mã vạch cũng phải được thể hiện theo thể thức nhất định. Theo đó mã vạch được thể hiện bằng dãy số nguyên dương có cấu trúc dưới dạng MV= MN.MX.ST, trong đó:
+ MX chính là ký hiệu được sử dụng để trị mã đơn vị hành chính cấp xã nơi thửa đất đó đang tọa lạc, mã đơn vị này được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam; nếu khu đất nằm trên nhiều các đơn vị hành chính cấp xã khác nhau thì việc cấp giấy chứng nhận cho khu đất này sẽ ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất;
Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải ghi thêm mã của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định. vị trí mà mã của tỉnh thành phố sẽ được đặt trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất;
+ MN được hiểu lầm mã của năm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Cấu tạo bao gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp giấy chứng nhận;
+ ST là ký hiệu chỉ số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và môi trường;
Trên thực tế, có những hồ sơ đăng ký ghi nội dung vào một giấy chứng nhận không hết thì yêu cầu phải bổ sung thêm và ghi vào nhiều giấy chứng nhận để cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 của
Như vậy, với ý nghĩa và vai trò quan trọng nêu trên mã vạch trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được sử dụng để kiểm tra giá trị của sổ đỏ này là thật hay là sổ giả. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sau ngày 10 tháng 12 năm 2009 thì phải có mã vạch nếu không thì người mua nhà đất cần đặt ra nghi vấn pháp lý của giấy chứng nhận này.
2. Những trường hợp nào sổ đỏ/ sổ hồng không có mã vạch?
Các giao dịch về bất động sản luôn có những giá trị kinh tế lớn nên việc kiểm tra kỹ càng các thông tin trước khi tiến hành đặt tiền mua bán là vô cùng quan trọng. Trên thực tế có nhiều trường hợp sổ đỏ không được cấp mã vạch vì nhiều lý do khác nhau, có thể đến một số trường hợp dưới đây:
– Trường hợp đầu tiên phải nhắc đến liên quan đến thẩm quyền của cơ quan quản lý địa phương: cơ quan này khi thực hiện trách nhiệm của mình về cấp giấy chứng nhận chậm trễ hoặc mắc sai sót dẫn đến tình trạng thiếu phần mã vạch. Trong trường hợp này cá nhân có thể khiếu nại lên chính quyền địa phương và yêu cầu cơ quan này tiến hành bổ sung mã vạch và sổ đỏ để đảm bảo tính đầy đủ và hợp pháp;
– Như đã phân tích ở trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho các cá nhân trước ngày có hiệu lực của
– Trường hợp thứ ba cần được nhắc đến đó là sổ đỏ không có mã vạch thì có thể nghi vấn là giả: Nếu bên bán nhà đất cung cấp sổ đỏ không có mã vạch thì người mua cần đề phòng và đặt ra nghi vấn tránh tình trạng bị lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Để khắc phục và ngăn chặn được tình trạng này cần liên hệ với chính quyền địa phương để thực hiện các thủ tục cần thiết kiểm tra và bảo vệ quyền lợi ích các cá nhân liên quan đến nhà đất.
3. Cách nhận biết sổ đỏ thật giả, tránh bị lừa đảo:
3.1. Người mua tự kiểm tra các thông tin thông số trên sổ đỏ được cung cấp:
Để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trước khi tiến hành mua bán nhà đất với giá trị lớn thì người mua cần nắm rõ các thông tin thông số liên quan đến sổ đỏ để kiểm tra, có thể kể đến việc để ý thông tin sau trong sổ đỏ:
– Thông tin đầu tiên cần được lưu ý đó là tiến hành kiểm tra mã vạch: Như đã phân tích tại Mục 1, 2 bài viết thì người mua sẽ tiến hành kiểm tra mã vạch được in tại cuối trang 4.
Đáng lưu ý: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể chung một mã vạch nhưng không thể không có. Vì vậy, nếu sổ đỏ không có mã vạch nhiều khả năng đấy là số giả. Để chắc chắn sự nhận định của mình là đúng thì người mua cần kiểm tra tại văn phòng đăng ký đất đai để bảo quyền lợi của mình;
– Nội dung thứ hai có thể được đề cập đến đó là kiểm tra số seri: Trong quá trình quan sát nếu nhận thấy giấy chứng nhận có nhiều chỗ bị tẩy xóa hoặc các vị trí thường bị tẩy xóa liên quan đến số sổ, diện tích đất, số vào sổ, hình thức sử dụng thời hạn, sơ đồ thì nên thật sự cảnh giác.
Trong trường hợp sổ đỏ có những thông tin được bổ sung thêm thì cần kiểm tra dấu giáp lai phương pháp in có phải là in offset; Trong trường hợp nhà đất này đã được đem đi thế chấp tại các ngân hàng nhiều lần thì cần kiểm tra kỹ dấu chữ ký của phòng Tài nguyên môi trường hoặc văn phòng đăng ký đất đai ghi nhận về việc thế chấp này.
– Tiến hành kiểm tra con dấu và các chữ ký trong giấy chứng nhận: Nếu nhận thấy con dấu chữ ký trong giấy chứng nhận không có sự thống nhất với nhau ví dụ như chức danh đề kỳ thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhưng phần con dấu lại ghi là chủ tịch.
3.2. Tiến hành kiểm tra tại cơ quan cấp giấy chứng nhận:
Cá nhân có thể tiến hành kiểm tra tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa trên những cơ quan đã cấp giấy chứng nhận này. Theo đó:
– Đối với những địa phương đã có văn phòng đăng ký đất đai thì sở Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Trong một số trường hợp địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì đất được cấp cho tổ chức cơ sở tôn giáo người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư hoặc các tổ chức cá nhân nước ngoài doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được sở Tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận;
– Đất được giao cho hộ gia đình cá nhân cộng đồng dân cư người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam sẽ được Ủy ban nhân dân cấp huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .
Như vậy, cá nhân có thể căn cứ vào những cơ sở nêu trên để kiểm tra thực hư giá trị của sổ đỏ mà mình đang định mua.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư 23/2014 quy định cấp GCN quyền sử dụng đất.