Sau năm 1945, các nước Đông Nam Á đã có ba nước giành được độc lập. Tuy nhiên, ngay sau đó, thực dân Âu - Mỹ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân các nước lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược. Mời các bạn tham khảo bài viết Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì?
Mục lục bài viết
1. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì?
A. Thực dân Pháp và Mỹ xâm lược trở lại
B. Thực dân cũ quay trở lại xâm lược Đông Nam Á
C. Thực dân Âu – Mỹ quay trở lại chiếm Đông Nam Á
D. Mỹ ủng hộ thực dân phương Tây xâm lược trở lại.
Đáp án cần chọn là đáp án C
Sau năm 1945, các nước Đông Nam Á đã có ba nước giành được độc lập và nhiều nước khác giải phóng được phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, ngay sau đó, thực dân Âu – Mỹ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân các nước lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược.
2. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954:
2.1. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946):
*Tình hình nước Việt Nam:
a. Những thuận lợi:
– Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đảng và nhân dân Việt Nam có bộ máy chính quyền nhà nước làm công cụ để xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, được hưởng những thành quả cách mạng, nên có quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
– Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh dạn dày kinh nghiệm lãnh đạo, đã trở thành Đảng cầm quyền, là trung tâm đoàn kết toàn dân trong công cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chế độ cộng hòa dân chủ.
– Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
b. Những khó khăn:
– Quân giặc ngoại xâm và nội phản:
+ Quân đội các nước đế quốc, dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản, lũ lượt kéo vào Việt Nam.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc. Theo sau, Trung Hoa Dân quốc là Việt Namm quốc dân Đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội với âm mưu xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn. Dã tâm của chúng là tiêu diệt Đảng cộng sản, lật đổ chế độ chính quyền cách mạng còn non trẻ của nhân dân Việt Nam.
– Về chính trị:
+ Chính quyền cách mạng còn non trẻ, chưa được củng cố. Đảng và nhân dân Việt Nam chưa có kinh nghiệm giữ chính quyền.
+ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Cách mạng Việt Nam bị đặt trong tình thế bị bao vây, cô lập.
– Về kinh tế:
+ Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục. Nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ, tiếp theo đó là hạn hán kéo dài làm cho hơn nửa diện tích ruộng đất không thể cày cấy được.
+ Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược;
+ 4 nhiệm vụ cấp bách trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân;
+ Phương hướng đối ngoại là kiên trì nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, thêm bạn bớt thù, đối với quân Trung Hoa dân quốc thực hiện khẩu hiệu “Hoa, Việt thân thiện”, đối với Pháp thực hiện “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.
* Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn tài chính:
a. Xây dựng chính quyền cách mạng:
– Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của chế độ đế quốc và tay sai, tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kỳ mới. Hơn 90% cử tri đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
– Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, thành lập ủy bann hành chính các cấp.
– Ý nghĩa: bộ máy chính quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Biện pháp giải quyết nạn đói và khó khăn về tài chính:
* Biện pháp giải quyết nạn đói:
– Biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hòa thóc gạo, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người: Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực nấu rượu.
– Biện pháp lâu dài: toàn dân thi đua hăng hái tham gia sản xuất, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, giảm tô 25% chia lại ruộng đất công một cách công bằng.
2.2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954):
a. Âm mưu và hành động chiến tranh của đế quốc thực dân Pháp
– Mặc dù đã ký Hiệp ước Sơ bộ ngày 6/3 và Tam ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược;
– Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công;
+ Tháng 12/1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh),..
+ Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giư gìn trật tự tại Hà Nội, nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.
+ Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng và Chính phủ nước ta cần thiết phải có ra quyết định kịp thời. Ngày 18/12/1946, Ban Thường vụ Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.
– Tối ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lạp của dân tộc.
b. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
– Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung Ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (tháng 9/1947).
3. Bài tập vận dụng kèm đáp án:
Câu 1: Khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng Tháng Tám là gì?
A. Các kẻ thù ngoại xâm, nội phản
B. Nạn đói, nạn dốt đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta.
C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng
D. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Câu 2: Quân đội Đồng minh các nước vào nước ta sau năm 1945 là:
A. Quân Anh, Quân Mỹ
B. Quân Pháp, quân Anh
C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc
D. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc
-> Đáp án đúng là đáp án C
Câu 3: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là:
A. Quân Trung Hoa Dân Quốc
B. Thực dân Pháp
C. Đế quốc Anh
D. Phát xít Nhật
-> Đáp án đúng là đáp án C
Câu 4: Quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng ở miền Bắc có âm mưu gì?
A. Chúng giải giáp khí giới quân Nhật
B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta
C. Đánh quân Anh
D. Cướp chính quyền của ta.
-> Đáp án đúng là đáp án D
Câu 5: Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. nạn đói
B. giặc dốt
C. tài chính
D. giặc ngoại xâm
-> Đáp án đúng là đáp án D
Câu 6: Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Tài chính bước đầu được xây dựng
B. Ngân sách Nhà nước trống rỗng
C. Tài chính phát triển
D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật – Pháp
-> Đáp án đúng là đáp án B
Câu 7: Tàn dư văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám là:
A. Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
B. Văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây
C. Văn hóa mang nặng tư tưởng phản động của phát xít Nhật
D. Hơn 90% dân số không biết chữ
-> Đáp án đúng là đáp án D
Câu 8: Sau cách mạng tháng Tám, Bác Hồ từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc…”
A. Đói
B. Yếu
C. Thất bại
D. Nhỏ bé
-> Đáp án đúng là đáp án D
THAM KHẢO THÊM: