Đông Nam Á gồm mấy bộ phận? Đông Nam Á có mấy nước?

Vị trí địa lý của Đông Nam Á? Đông Nam Á có mấy bộ phận? Đông Nam Á có mấy nước? Thuận lợi của khu vực Đông Nam Á? Khó khăn của khu vực Đông Nam Á? Một số câu hỏi vận dụng?

Đông Nam Á là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị. Trong lịch sử đã từng trở thành nơi các nước đế quốc đua nhau xâu xé. Vậy Đông Nam Á nằm ở vị trí nào, có mấy bộ phận và gồm những nước nào mà lại được đánh giá như thế nào?

1. Vị trí địa lý của Đông Nam Á: 

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông - Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Vị trí địa lý này giúp khu vực tiếp giáp với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giáp với biển và có biển, để thực hiện phát triển và khai thác các tiềm năng từ biển.

Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.

Đông Nam Á có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, là cửa ngõ của nhiều tuyến đường hàng không và hàng hải quan trọng của khu vực và trên thế giới.

Đông Nam Á có tổng diện tích là 4,5 triệu km2.

2. Đông Nam Á có mấy bộ phận? 

Khu vực Đông Nam Á có hai bộ phân đó là: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

2.1. Đông Nám Á lục địa: 

Với đặc điểm địa hình là các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Bắc Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ. Sự đa dạng về địa hình này đã làm cho Đông Nam Á lục địa có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, không chỉ phát triển hệ sinh thái theo chiều Bắc - Nam mà độ cao của địa hình cũng là một trong những yếu tố quyết định sự đa dạng của thảm thực vật.

Với những đặc điểm về mặt vị trí địa lý, khí hậu đặc trưng ở đây là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình phân hóa thành đồi núi và đồng bằng nên các kiểu khí hậu cũng có sự đa dạng hóa hơn. Chính vì vậy khoáng sản như than đá, dầu mỏ, sắt thiếc rất đa dạng, phong phú.

2.2. Đông Nam Á hải đảo: 

Đông Nam Á hải đảo với đặc điểm là khá ít đồng bằng mà chủ yếu là đồi núi và hải đảo. Đặc điểm địa hình đồi núi và hải đảo chiếm phần lớn diện tích khiến những nước thuộc Đông Nam Á hải đảo sẽ ít nhiều gặp những khó khăn nhất định trong việc phát triển nền nông nghiệp, do diện tích đất màu mỡ khá ít. Tuy nhiên bù lại, khả năng phát triển cộng nghiệp, cũng như du lịch hải đảo là một lợi thế khó có ở những nơi khác. Khí hậu ở đây chủ yếu là xích đạo và nhiệt đới ẩm gió mùa với rất nhiều khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...

3. Đông Nam Á có mấy nước?

Khu vực Đông Nam Á có tất cả 11 quốc gia và được chia ra làm hai nhóm: Nhóm 1: Các nước Đông Nam Á đại lục (các nước Đông Dương): Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và (Tây) Malaysia. Nhóm 2: Các nước Đông Nam Á biển (các nước Đông Ấn): Indonexia, (Đông) Malaysia, Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei, Đảo Christmas, Quần đảo Andaman và Nicobar, Quần đảo Cocos (Keeling).

3.1. Brunei: 

Là quốc gia có chủ quyền nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Có diện tích lên đến 5.765 km². Thủ đô ở Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan.

3.2. Campuchia: 

Camphuchia giáp với vịnh Thái Lan ở tây nam á, Thái Lan ở phía tây bắc, Lào ở phía đông bắc và Việt Nam ở phía đông. Với diện tích 181.035 km² và thủ đô là Phnom Phenh.

3.3. Đông Timor: 

Nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia với diện tích 15.006 km² và thủ đô là Đê - li.

3.4. Indonexia:

Indonesia được gọi là "Xứ sở vạn đảo" vì lãnh thổ của nước này bao gồm 13.487 hòn đảo với dân số ước tính đạt hơn 279 triệu người, xếp thứ 4 thế giới và đứng thứ 3 châu Á.

3.5. Lào: 

Lào là quốc gia nội lục có chủ quyền tại bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp với Việt Nam, phía đông nam giáp với Campuchia, phía tây và tây nam giáp với Thái Lan. Diện tích là 236.800 km² và thủ đô là Viêng Chăn.

3.6. Malaysia: 

Quốc gia này bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất liền là 330,803 km². Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán đảo và Borneo thuộc Malaysia.

3.7. Myanmar: 

Myanmar hay còn gọi là Miến Điện tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia tại Đông Nam Á. Myanmar có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biển giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Thủ đô Nây - ti - pi - ô.

3.8. Philippines:

Được mệnh danh là quốc đảo ở Đông Nam Á có thủ độ là Manila.

3.9. Singapore:

Singapore là quốc gia nằm ngoài khơi về mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore bao gồm có một đảo chính hình thoi và khoảng 60 đảo nhỏ hơn.

3.10. Thái Lan:

Phía bắc Thái Lan giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman.

3.11. Việt Nam: 

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan. Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ.

4. Thuận lợi của khu vực Đông Nam Á: 

Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là điều kiện cực kì thuận lợi để giúp người dân khu vực Đông Nam Á có thể phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, mang lại hiệu suất kinh tế cao. Đồng thời nơi đây cũng là nơi phát triển những hệ sinh thái nhiệt đới phong phú, hấp dẫn.

Các nước ở khu vực này đều giáp biển (trừ Lào), vì thế đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, khai thác nguồn lợi từ biển. Đồng thời đây cũng là khu cầu nối quân sự quan trọng của thế giới, nơi giao thương của hai châu lục, vì thế việc phát triển thế mạnh này được các nhà nước khá chú trọng.

Không thể phủ nhận rằng thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đông Nam Á nguồn khoáng sản vô cùng lớn. Với nguồn khoáng sản phong phú, dồi dào này là nguyên liệu dồi dào để khu vực này có thể phát triển công nghiệp một cách thuận lợi.

Ngoài ra, việc có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ sinh thái nơi đây cũng khá đa dạng và phong phú vì thế rất thuận lợi cho ngành du lịch, mang lại nguồn thu lớn từ lượng khách du lịch trong nước và quốc tế. Các bãi biển hàng năm là nguồn thu ngoại tệ lớn về cho đất nước.

5. Khó khăn của khu vực Đông Nam Á:

Đông Nam Á là nơi giao nhau giữa các luồng khí, sự xung đột này cũng tạo nên những khó khăn cho người dân vùng này. Việc phải gánh chịu hậu quả rất lớn từ thiên tai, lũ lụt , bão, núi lửa khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống xã hội.

Kèm theo đó là việc suy giảm diện tích rừng, lượng mưa bão lũ lụt lớn cũng dẫn đến xói mòn đất nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến nền nông nghiệp, cũng như phát triển kinh tế về lâu dài của các nước khu vực Đông Nam Á.

Sự bất ổn về chính trị cũng được thể hiện rõ nét, khi nơi đây trong quá khứ đã từng là nơi tranh giành của bọn thực dân đế quốc. Miếng mồi ngon này không dễ dàng gì bị các nước đế quốc tha, vì thế hiện nay tình hình chính trị ở khu vực Đông Nam Á cũng có những bất ổn nhất định.

6. Một số câu hỏi vận dụng: 

Câu 1: Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Nguyên nhân: Nhờ cónhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 -2000 mm) phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,…).

- Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du

⟶ Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.

- Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,... và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 2:

Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này.

Các ngành sản xuất chính là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

* Trồng lúa nước:

- Sản lượng lúa tăng liên tục, từ 103 triệu tấn (1985) lên 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).

- Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

- Các Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực – vấn đề nan giải của nhiều quốc gia.

* Trồng cây công nghiệp:

- Cao su, cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

- Ngoài ra còn trồng các loại cây khác như cây lấy dầu, lấy sợi, cây ăn quả.

- Sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.

* Chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản:

- Chăn nuôi gia súc: trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lợn nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

- Nuôi gia cầm khá phát triển.

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:

+ Nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.

+ Năm 2003, sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn.

Câu 3:

Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.

Trả lời:

Một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp: Honda, Toyota, Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Pe-trô (Nga), Coca cola (Mỹ), Mec-xê-đet (Đức),...

Câu 4:

Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á: măng cụt, xoài, cam, mãng cầu, chuối, nhãn, bưởi,…

    5 / 5 ( 1 bình chọn )