Sau khi bán nhà nhưng chưa chuyển hộ khẩu có bị xóa sổ hộ khẩu, cắt hộ khẩu không? Bán nhà có bị cắt hộ khẩu? Thủ tục chuyển hộ khẩu sau khi bán nhà?
Mỗi một cá nhân sinh ra đều phải thực hiện thủ tục đăng ký thường trú để cơ quan nhà nước nắm bắt được thông tin nhằm quản lý nhân khẩu trên địa bàn. Về vấn đề thường trú được thể hiện rõ trong sổ hộ khẩu gắn liền với nơi thường xuyên sinh sống của người đó. Tuy nhiên vì lý do nào đó các nhân khẩu có thể chuyển nơi đăng ký thường trú của mình ví dụ như bán nhà,chuyển chỗ ở; chuyển chỗ công tác vv…v do đó khi không còn ở nơi mình đã đăng ký thường trú thì cần phải làm thủ tục để đăng ký thường trú mới nơi mình chuyển đến theo quy định của pháp luật
Mục lục bài viết
1. Quy định về vấn đề cắt hộ khẩu sau khi bán nhà
Căn cứ theo Điều 29 Luật cư trú năm 2006 quy định về những trường hợp phải điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:
-Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.
– Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
-Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính,đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.
– Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộpphiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.
-Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.
– Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
Đối chiếu với các trường hợp quy định của luật thì trong trường hợp bán nhà tức là bạn sẽ di chuyển chỗ ở khác thuộc một trong những trường hợp phải thay đổi địa chỉ thường trú theo quy định của luật. Khi bạn đã tìm được chỗ ở hợp pháp mới thì bạn phải có trách nhiệm đăng ký thường trú mới. Tuy nhiên Luật cư trú quy định rõ không bắt buộc phải cắt hộ khẩu luôn sau khi bán nhà tại điều Khoản 3 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi 2013 quy định về việc thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp như sau:
“1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
2. Thủ tục chuyển nơi đăng ký thường trú sau khi bán nhà
Như đã trình bày trên, bạn không cần phải chuyển hộ khẩu luôn sau khi bán nhà nhưng sau khoảng thời gian mà pháp luật cho phép là 12 tháng thì bạn phải làm thủ tục đăng ký thường trú.Căn cứ theo quy định tại Điều 22
“Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.”
Như vậy, sau khi hoàn tất thủ tục mua bán nhà, bạn chưa cần phải chuyển hộ khẩu ngay và có thể thỏa thuận với bên mua tạm giữ nguyên địa chỉ thường trú tại căn nhà này. Sau đó bạn có thể chuyển đến nơi thường trú mới và đăng ký chuyển chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 23 Luật cư trú .Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh; trong cùng một huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.
Khi đăng ký thường trú bạn cần xuất trình hồ sơ để điều chỉnh thông tin trong sổ hộ khẩu gồm:
-Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK01, HK02)
-Sổ hộ khẩu
-Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới ( bao gồm các giấy tờ, tài liệu: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ mua, bán tặng cho, thừa kế đã có công chứng; Hợp đồng thuê nhà, iấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai đã có nhà ở trên đất đó vv..vv
-Giấy tờ nhân thân của người chuyển hộ khẩu
Sau khi chuẩn bị hồ sơ hoàn tất và đầy đủ bạn nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn để làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú. Trong trường hợp cán bộ tiếp nhận xác nhận hồ sơ của bạn đã hợp lệ sẽ viết giấy biên nhận hẹn bạn lên nhận sổ hộ khẩu. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Về thời gian cán bộ xã tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
Sau 03 ngày làm việc Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ đăng ký giao giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho người đến nhận kết quả và yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Bán nhà, chuyển đi chỗ khác có bị cắt hộ khẩu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sự ! Cho em xin hỏi là, nhà bạn em mới bán nhà cũ, nhưng chưa tìm được nhà mới, tạm thời mướn chỗ ở, hộ khẩu vẫn ở nhà cũ, thì sao này có bị cắt hộ khẩu ở TP.Hồ Chí Minh không? Và nghĩa vụ quân sự bạn em không nhận giấy được, không ký nhận có cần phải đi không? Như vậy bạn ấy có bị truy tội trốn nghĩa vụ quân sự không ? Em xin cảm ơn luật sư ạ !?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc xóa đăng ký thường trú: Khoản 1, Điều 22 Luật cư trú năm 2006 quy định về xóa đăng ký thường trú như sau:
“Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
…
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.”
Theo quy định trên thì trường hợp đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ. Bên cạnh đó, Điều 23 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 về việc thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp. Theo đó, người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì bạn đã bán nhà cũ, nhưng chưa tìm được nhà mới, tạm thời mướn chỗ ở, hộ khẩu vẫn ở nhà cũ. Do ở đây, bạn không nêu rõ là bạn đang thuê chỗ khác để ở có ở Thành phố Hồ Chí Minh không, hay đã chuyển sang tỉnh khác nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác. Tuy nhiên, theo quy định Khoản 1 Điều 23 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013, nếu bạn vẫn đang thuê nhà và nơi ở mới vẫn thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì bạn sẽ không bị xóa sổ hộ khẩu ở thành phố hồ chí minh nhung trong thời gian 12 tháng bạn phải thực hiện thủ tục thay đổi nơi cư trú. Còn nếu bạn chuyển sang tỉnh khác để sinh sống thì bạn phải tiến hành việc đăng ký thường trú không được giữ lại hộ khẩu thường trú ở thành phố Hồ Chí Minh bởi vì bạn không còn chỗ ở hợp pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về mặt nguyên tắc, khi chưa bị xóa hộ khẩu thường trú, thì hộ khẩu tại chỗ ở đã đăng ký vẫn có giá trị ghi nhận nơi cư trú hợp pháp của công dân.
Luật sư tư vấn pháp luật về trường hợp xóa sổ hộ khẩu: 1900.6568
Thứ hai, về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự: theo quy định tại khoản 2 điều 4
“ 2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự quân sự.”
Bên cạnh đó, theo Điều 12 Luật cư trú 2006 thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, trong trường của bạn bạn, không phân biệt nơi cư trú ( nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi đang sinh sống) bạn của bạn đều có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội. Nếu được gọi nhập ngũ, bạn của bạn phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lý do chính đáng không thể đến đúng thời gian và địa điểm thì phải có giấy xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trú.
Mặt khác, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 đưa ra khái niệm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
“8. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu”.
Theo đó, được coi là vi phạm nghĩa vụ quân sự khi công dân đã nhận được lệnh gọi mà không chấp hành hoặc cố tình lẩn tránh không nhận lệnh gọi. Lỗi của người vi phạm là lỗi cố ý. Trong trường hợp của bạn, nếu việc bạn của bạn không thực hiện lệnh gọi là cố ý thì hành vi này là trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Điều này có thể đặt ra khi việc rời khỏi nơi cư trú nhưng bạn không thông báo cho địa phương – đồng nghĩa với việc trốn tránh lệnh gọi. Ở đây, bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 259 Bộ luật hình sự 1999 nếu bạn của bạn không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Còn nếu bạn của bạn không đủ yếu tố cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo
Ngược lại, nếu việc bạn của bạn rời khỏi địa phương nhưng đã thông báo cho chính quyền địa phương rồi thì được xác định là bạn của bạn không cố tình lẩn tránh lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.