Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng đã có những thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng tiền hôn nhân, liên quan đến việc định đoạt tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng. Việc sáp nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sáp nhập tài sản là gì?
Sáp nhập tài sản là trường hợp hai hay nhiều tài sản sáp nhập vào nhau thành một tài sản có công dụng hoàn chỉnh hoặc sử dụng có hiệu quả hơn. Tài sản sáp nhập có thể là động sản với động sản hoặc động sản với bất động sản, thậm chí là bất động sản với bất động sản.
Sáp nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung là việc vợ chồng thỏa thuận với nhau để tiến hành nhập tài sản của riêng vợ, chồng thành tài sản chung của cả hai.
Sáp nhập tài sản trong tiếng Anh là “Asset merger”.
2. Quy định về sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung:
2.1. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập:
Vấn đề này được quy định tại Điều 225
1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;
b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;
c) Quyền khác theo quy định của luật.
3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;
b) Quyền khác theo quy định của luật.
4. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Từ quy định trên, ta có thể rút ra một số vấn đề sau:
– Nếu vật mới được tạo thành từ vật chính và vật phụ thì vật mới thuộc sở hữu của chủ sở hữu vật chính. Ví dụ: Máy quạt của A bị hỏng cánh nên A dùng cánh quạt của B để lắp vào máy quạt bị hỏng cánh thì A có quyền sở hữu toàn bộ. Lúc này A phải thanh toán cho B chủ sở hữu vật phụ là cánh quạt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu không xác định được tài sản đem đi sáp nhập là vật chính hay vật phụ thì vật mới thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp sáp nhập tài sản mà không có sự thỏa thuận các chủ sở hữu thì quyền sở hữu tài sản sáp nhập được giải quyết như sau:
+ Một người sáp nhập động sản của người khác với động sản của mình (lỗi cố ý) mà không được sự đồng ý của người kia thì quyền sở hữu với vật mới có thể thuộc về chủ sở hữu tài sản đem sáp nhập, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Chủ sở hữu tài sản đem sáp nhập có thể yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó, nếu không nhận được tài sản mới thì có quyền yêu cầu bên sáp nhập thanh toán phần giá trị tài sản của mình.
+ Một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào bất động sản của mình mà chủ sở hữu bất động sản đã biết hoặc phải biết động sản đem sáp nhập đó không phải của mình cũng như không được sự đồng ý của chủ sở hữu động sản với lỗi cố ý thì quyền sở hữu đối với tài sản sáp nhập được xác định như sau: Chủ sở hữu bất động sản là chủ sở hữu của tài sản sáp nhập (động sản là tài sản có giá trị nhỏ được coi là vật phụ còn bất động sản là vật chính). Chủ sở hữu động sản có quyền yêu cầu bên sáp nhập thanh toán phần giá trị của mình và sẽ phải bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trường hợp sáp nhập động sản của mình vào bất động sản của người khác thì xác lập quyền sở hữu được xác định trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản đồng ý. Chủ sở hữu bất động sản đồng ý xác lập quyền sở hữu của mình đối với động sản thì có nghĩa vụ thanh toán giá trị động sản cho chủ sở hữu động sản trước đó. Ngược lại, nếu chủ sở hữu bất động sản không đồng ý sáp nhập tài sản thì chủ sở hữu động sản có nghĩa vụ dỡ bỏ tài sản của mình ra khỏi bất động sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2.2. Sáp nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung:
Vấn đề sáp nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được quy định tại Điều 46
“1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
3. Mẫu văn bản thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung:
Việc thỏa thuận sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Dưới đây là
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
VĂN BẢN THỎA THUẬN
NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Hôm nay, ngày…../…./….., tại………………………….. Chúng tôi gồm:
Bên thứ nhất (sau đây còn gọi là bên A): Ông………, sinh năm ….., mang chứng minh nhân dân số……… do ……… cấp ngày …./…./…., đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……
Bên thứ hai (sau đây còn gọi là bên B): Bà………, sinh năm ….., mang chứng minh nhân dân số……… do ……… cấp ngày …./…./…., đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……
Ông …….. và bà ……. hiện đang là vợ chồng theo quy định của Pháp luật.
Hai bên tự nguyện lập và ký văn bản thỏa thuận này theo những nội dung như sau:
ĐIỀU 1
TÀI SẢN THỎA THUẬN
Tài sản thỏa thuận trong văn bản là quyền sở hữu/ sử dụng toàn bộ ngôi nhà và thửa đất tại địa chỉ: …….thuộc quyền sở hữu/ sử dụng của cá nhân Bên A theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” số…..; Số vào sổ cấp GCN: ….., do ……..cấp ngày …./…/……. Thực trạng nhà ở, đất ở cụ thể như sau:
a, Thửa đất:
– Thửa đất số: ……. – Tờ bản đồ số: ……
– Diện tích sử dụng: ……
– Hình thức sử dụng: + Sử dụng riêng:…….. + Sử dụng chung: ……
– Mục đích sử dụng: …… – Thời hạn sử dụng:……
b, Nhà ở:
– Diện tích xây dựng: ……
– Diện tích sàn: ………
– Kết cấu: ………
– Số tầng: ……
ĐIỀU 2
NỘI DUNG THỎA THUẬN
1. Bên A và Bên B cùng thỏa thuận và đồng ý việc: Bên A (ông ……….) tự nguyện nhập tài sản nêu tại điều 1 vào khối tài sản chung của vợ chồng với Bên B (bà….), để hai bên cùng có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với tài sản.
2. Kể từ ngày lập văn bản này, Bên A/ Bên B có quyền và nghĩa vụ thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản đứng tên ông ………bà ………, đối với ngôi nhà và thửa đất tại địa chỉ: …………… (nêu tại điều 1), tại cơ quan chức năng theo quy định của Pháp luật. Việc đăng ký quyền sở hữu/ sử dụng tài sản do các bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
ĐIỀU 3
NGHĨA VỤ NỘP PHÍ, LỆ PHÍ
Các khoản phí và lệ phí liên quan đến văn bản thỏa thuận này do hai bên cùng chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 4
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Những thông tin về nhân thân và tài sản ghi trong văn bản thỏa thuận này là đúng sự thật;
2. Văn bản thỏa thuận này do chúng tôi lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của ai.
ĐIỀU 5
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập và ký văn bản thỏa thuận này;
2. Hiệu lực của văn bản này được tính từ thời điểm công chứng. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ Văn bản thỏa thuận này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, có chứng nhận của …………….., và phải được lập trước khi hai bên được cơ quan chức năng đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của Pháp luật;
3. Chúng tôi đã tự đọc toàn bộ văn bản, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên.
BÊN THỨ NHẤT (BÊN A) BÊN THỨ HAI (BÊN B)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: