Chắc hẳn hiện nay người dân đã không còn quá xa lạ với thuật "sao kê". Sao kê tài khoản ngân hàng có thể giúp cho chủ sở hữu tài khoản nắm bắt được nguồn tài chính, kiểm soát chi tiêu có hiệu quả ... Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì sao kê tài khoản ngân hàng có được coi là chứng cứ hay không?
Mục lục bài viết
1. Sao kê tài khoản ngân hàng có được coi là chứng cứ?
Sao kê tài khoản ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sao kê là một văn bản được ngân hàng cung cấp nhằm đưa ra thông tin và xác nhận toàn bộ nguồn tiền ra vào của bất kỳ một số tài khoản ngân hàng nào đó. Sao kê tài khoản ngân hàng chỉ có thể được thực hiện bởi chính chủ tài khoản, người được ủy quyền giao dịch với ngân hàng hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, sao kê tài khoản ngân hàng còn có thể được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án. Sao kê tài khoản ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ có tác dụng đối với chủ tài khoản mà còn có ý nghĩa đặc biệt với ngân hàng, nhà nước trong nhiều trường hợp cần thiết.
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự. Theo đó, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc cũng có thể là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia vào giao dịch dân sự đó. Đồng thời, hình thức của giao dịch dân sự cũng vô cùng đa dạng. Căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật dân sự năm 2019 có quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
– Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể được thể hiện bằng lời nói, được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể;
– Giao dịch dân sự được thực hiện thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử cũng sẽ được coi là giao dịch dân sự bằng văn bản;
– Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản và có thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bên tham gia giao dịch dân sự cần phải tuân thủ theo hình thức đó.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về chứng cứ. Theo đó, chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự, được các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án trong hoạt động tố tụng dân sự hoặc chứng cứ do chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, đồng thời được tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án, xác định yêu cầu của đương sự hoặc xác định sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Chứng cứ được thể hiện ở nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, các thông điệp dữ liệu điện tử;
– Vật chứng, lời khai của các đương sự;
– Lời khai của người làm chứng, biên bản ghi nhận kết quả thẩm định tại chỗ;
– Kết luận giám định, biên bản định giá tài sản hoặc thẩm định giá tài sản;
– Văn bản ghi nhận lại sự kiện và hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
– Văn bản có công chứng hoặc chứng thực;
– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Theo đó thì có thể nói, người dân hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục sao kê tài khoản ngân hàng để chứng minh việc đã chuyển tiền và đã nhận tiền thông qua số tài khoản ngân hàng. Sao kê tài khoản ngân hàng cũng được coi là một trong những chứng cứ quan trọng để có thể khởi kiện trong quan hệ vay tài sản.
Vì vậy, sao kê tài khoản ngân hàng cũng được coi là chứng cứ.
2. Các xác định chứng cứ trong vụ việc dân sự như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề xác định chứng cứ. Theo đó, xác định chứng cứ được quy định cụ thể như sau:
– Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu như tài liệu đó là bản chính hoặc bản sao có thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng, hoặc chứng thực hợp pháp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc do cơ quan/tổ chức có thẩm quyền cung cấp và xác nhận;
– Tài liệu nghe được, tài liệu nhìn được được coi là chứng cứ nếu các loại tài liệu đó được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ hợp pháp của tài liệu (nếu họ tự thu âm hoặc thu hình), hoặc cần phải có văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ hợp pháp của tài liệu đó, hoặc văn bản về các sự kiện liên quan tới quá trình thu âm/ghi hình tài liệu;
– Thông điệp dữ liệu điện tử có thể được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện báo, điện tín, chứng từ điện tử và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
– Vật chứng được coi là chứng cứ thì đó phải là hiện vật gốc liên quan trực tiếp đến vụ việc;
– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng cũng sẽ được coi là chứng cứ nếu lời khai đó được ghi nhận bằng văn bản, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, hoặc các thiết bị chứa âm thanh/hình ảnh khác theo quy định của pháp luật, hoặc đó cũng có thể là lời khai trực tiếp tại tòa án;
– Văn bản kết luận giám định cũng được coi là chứng cứ nếu văn bản đó được lập theo đúng quy định của pháp luật, việc giám định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;
– Biên bản Định giá tài sản và kết quả thẩm định giá tài sản cũng được coi là chứng cứ nếu quá trình định giá, thẩm định giá tài sản được tiến hành theo đúng quy trình do pháp luật quy định;
– Văn bản ghi nhận sự kiện, ghi nhận hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ cũng được coi là chứng cứ nếu quá trình lập văn bản đó được tiến hành theo đúng quy trình và thủ tục do pháp luật quy định;
– Văn bản có thực hiện hoạt động công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng được coi là chứng cứ nếu quá trình công chứng, chứng thực đó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
– Và một số quyền khác do pháp luật quy định thì cũng cần phải tuân thủ theo điều kiện và thủ tục mà pháp luật quy định.
3. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về những tình tiết và sự kiện không phải chứng minh. Theo đó, không phải chứng minh đối với những tình tiết và sự kiện sau đây:
– Những tình tiết, sự kiện đã rõ ràng mà mọi người đều biết, đồng thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án công nhận;
– Những tình tiết, sự kiện đã được xác định cụ thể trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác đã có hiệu lực pháp luật;
– Những tình tiết, sự kiện đã được ghi nhận trong bản án, được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng/chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp, trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết và sự kiện này, hoặc nghi ngờ tính khách quan của các văn bản công chứng/chứng thực thì chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán hoàn toàn có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc để đối chiếu.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, một bên đường sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, tài liệu, văn bản, sự kiện, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đường sự còn lại đưa ra thì bên đường sự đó sẽ không cần phải có nghĩa vụ chứng minh. Các đương sự có người đại diện tham gia tố tụng tại phiên tòa thì sự thừa nhận của người đại diện cũng sẽ được coi là sự thừa nhận của chính đường sự nếu hành vi đó của người đại diện không vượt quá phạm vi đại diện theo sự thỏa thuận và văn bản ủy quyền của các bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
THAM KHẢO THÊM: