Sáng kiến là gì? Đối tượng được công nhận là sáng kiến? Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quân đội là gì?
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội việc đưa ra các phương án, giải pháp kỹ thuật tiên tiến đối với các máy móc, thiết bị kỹ thuật, sản xuất. Từ đó, đưa ra hiệu quả về chất lượng, năng suất làm việc, sản lượng sản phẩm, giảm thiểu được chi phí sản xuất trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc biệt là lĩnh vực an ninh – quốc phòng. Vậy, sáng kiến là gì? Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quân đội là gì?
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 13/2012/NĐ-CP ban hành điều lệ sáng kiến;
– Thông tư 18/2013/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành một số quy định của điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
Mục lục bài viết
1. Sáng kiến là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Sáng kiến Ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ thì Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp tác nghiệp, giải pháp quản lý hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được gọi chung là giải pháp sẽ được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
i) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
ii) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
iii) Không thuộc đối tượng bị loại trừ sau đây:
– Giải pháp mà việc áp dụng, công bố giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
2. Đối tượng được công nhận là sáng kiến:
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN quy định đối tượng được công nhận là sáng kiến như sau:
– Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ một vấn đề xác định, gồm:
+ Sản phẩm, dưới các dạng như là vật thể ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện; vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); Đối tượng được công nhận là sáng kiến hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;
+ Quy trình ví dụ là quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật…), quy trình công nghệ;
– Giải pháp quản lý là cách thức điều hành, tổ chức công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:
+ Các phương pháp tổ chức công việc ví dụ như là bố trí máy móc, bố trí nhân lực, bố trí thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu;
+ Phương pháp kiểm tra, phương pháp điều hành, giám sát công việc.
– Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, thao tác nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:
+ Các phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính ví dụ như là việc xử lý, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu đơn thư;
+ Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện;
+ Phương pháp giám định, phương pháp thẩm định, tư vấn, đánh giá;
+ Phương pháp huấn luyện động vật;….
– Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được hiểu là cách thức, phương pháp hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN cơ sở có quyền và trách nhiệm xét công nhận sáng kiến bao gồm các cơ sở sau:
– Pháp nhân, tức là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật Dân sự, cụ thể các pháp nhân này phải đáp ứng điều kiện sau:
i) Được thành lập hợp pháp;
ii) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
– Ngoài ra, các đơn vị không có tư cách pháp nhân, nhưng có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập như tổ hợp tác, hộ gia đình, hộ kinh doanh, văn phòng luật sư, doanh nghiệp tư nhân,…
– Các đơn vị có tài khoản và con dấu riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc pháp nhân cấp trên điển hình là các trung tâm trực thuộc tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước, các chi nhánh của doanh nghiệp,… và được pháp nhân cấp trên ủy nhiệm, ủy quyền thực hiện việc công nhận sáng kiến ở đơn vị bằng văn bản hoặc quy định nội bộ như là các quy định trong quy chế về hoạt động sáng kiến ở cơ sở,….
3. Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quân đội là gì?
Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quân đội là giải pháp kỹ thuật trong quân đội, được cơ quan có thẩm quyền công nhận nhằm có thể giải quyết một nhiệm vụ một vấn đề xác định trong quân sự, đơn cử như:
– Các sản phẩm, dưới các dạng như là vật thể ví dụ như các dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện; vật liệu sinh học;….
– Quy trình ví dụ là quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật…), quy trình công nghệ;
Hiện nay, trong quá trình công tác, nhiều chiến sẽ, cán bộ tại các đơn vị trong quân đội đóng chân trên địa phương đã luôn cố gấng tìm tòi sáng tạo để cải tiến các trang thiết bị, mô hình huấn luyện góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện trong quân đội, nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của các cán bộ, chiến sĩ đã được ứng dụng vào huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Đơn cử như một số sáng chế, cải tiến kỹ thuật như:
– Đối với Đại úy Nguyễn Tiến Dũng, Trợ lý quân khí Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai nghiên cứu và nộp 2 sáng chế: dụng cụ đo cỡ giày tân binh và khóa vòng cò súng.
Đại úy Nguyễn Tiến Dũng nổi tiếng là người thích mày mò, tìm hiểu. từ đó Đại úy đã tạo ra nhiều học cụ, tạo ra nhiều mô hình mới phục vụ cho công tác hậu cần, đăc biệt là trong công tác huấn luyện, công tác kỹ thuật của đơn vị. Năm 2018, Hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai năm 2018 do Bộ CHQS tỉnh và Quân khu 7 tổ chức thì Đại úy đã nghiên cứu và nộp 2 sáng kiến: i) dụng cụ đo cỡ giày tân binh; ii) Khóa vòng cò súng tham gia. Đặc biệt, đối với sáng kiến dụng cụ đo cỡ giày tân binh đã được Quân khu 7 công nhận đạt loại C.
– Thượng úy Nguyễn Văn Cầm, nhân viên quân khí vào năm 2018 với sáng kiến là dụng cụ tháo nòng súng máy phòng không 12,7mm cũng được công nhận sáng kiến loại C cấp Quân khu và nhận giải nhì Hội thi sáng kiến, mô hình, thiết bị phục vụ huấn luyện năm 2018 của Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai.
Sáng kiến tháo nòng súng máy phòng không 12,7mm chính là sáng kiến đã được anh ấp ủ từ năm 2014 của anh, tuy nhiên đến đầu năm 2018 anh mới suy nghĩ, hoàn thiện được cách làm, sau đó anh đã bắt tay vào thực hiện. Điều đặc biệt là, Thượng Úy đã tận dụng các dụng cụ với giá thành rẻ và dễ dàng tìm kiếm, tất cả các bộ phận của dụng cụ đều được làm bằng thép, giá thành khoảng 1 triệu đồng/cái và giúp tháo nòng súng máy phòng không 12,7mm.
– Đặc biệt đối với Trung tá Bùi Đình Hướng (Phân kho Vũ khí đạn, Kho 63, Binh chủng Hóa học) là “Cây sáng kiến” là biệt danh mà nhiều đồng chí trong đơn vị dành cho Trung tá. Bởi:
+ Từ thực tiễn công tác, bằng niềm đam mê, tìm tòi, tâm huyết với công việc, Trung tá Bùi Đình Hướng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời Trung tá đã tích cực tham gia bàn bạc cùng đồng đội, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và đã đóng góp nhiều giải pháp, ý tưởng, sáng kiến nâng cao chất lượng công tác.
+ Đến nay, Trung tá Hướng là tác giả và đồng tác giả 04 sáng kiến đạt giải cao cấp Bộ Quốc phòng và Binh chủng được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá cao tiêu biểu là các sáng kiến “Thiết bị tháo đạn đa năng”; “Thiết bị xử lý đạn, lựu đạn đặc chủng hóa học” đã đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quốc phòng với giá trị thực tiễn, chi phí thấp đặc biệt thực tiễn áp dụng cực kỳ hiệu quả trong công tác huấn luyện đã làm giảm thời gian, giảm công sức làm việc của bộ đội và tương lai hoàn toàn có thể nhân rộng trong Binh chủng và toàn quân,….